Ngày 21/8, Bộ Y tế đã xuất cấp 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19. Đây là lần thứ ba thuốc này được Bộ Y tế xuất cấp để phục vụ nhu cầu điều trị của các cơ sở y tế.



Thuốc Remdesivir để điều trị COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo quyết định của Bộ Y tế, ở đợt ba này có 11 bệnh viện (trong đó có các trung tâm hồi sức tích cực COVID-19), 13 Sở Y tế các tỉnh, thành phố gồm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Trà Vinh, Vĩnh Long, thành phố Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang và Cục Y tế, Cục Quân y.

Trước đó, ngày 17/8, Bộ Y tế cũng đã có quyết định xuất cấp lần hai 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 cho 17 đơn vị gồm các bệnh viện và một số Sở Y tế phía Nam.

Vào ngày 8/8, lô thuốc đầu tiên gồm 10.000 lọ Remdesivir đã được xuất cấp đưa vào điều trị bệnh nhân COVID-19 của TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.

Như vậy, đến nay đã có 70.000 lọ thuốc Remdesivir phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 được Bộ Y tế xuất cấp.

Remdesivir là là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt khẩn cấp để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Với khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm mạnh tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị từ tháng 5/2020, và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.

Thuốc Remdesivir cũng là thuốc đã được cấp phép khẩn cấp tại Ấn Độ cho chỉ định điều trị COVID-19, cho bệnh nhân COVID nặng, thở máy/ECMO…

Trước đó, ngày 2/8, dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế, Tập đoàn Vingroup vừa đàm phán thành công đơn hàng đặc biệt - 500.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 được FDA Mỹ cấp phép.

Theo hướng dẫn sử dụng của Bộ Y tế, thời điểm dùng thuốc Remdesivir là trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh và nên phối hợp với Dexamethasone. Thuốc được ưu tiên sử dụng cho nhóm nguy cơ cao gồm người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, béo phì (BMI >25).

Bộ Y tế lưu ý không bắt đầu sử dụng thuốc cho người bệnh COVID-19 cần thở máy xâm nhập, ECMO.

Riêng đối với các trường hợp được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì tiếp tục dùng Remdesivir cho đủ liệu trình.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, Remdesivir là thuốc mới, liều dùng của thuốc tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Theo đó trong quá trình điều trị, các cơ sở y tế cũng cần theo dõi chặt chẽ về hiệu quả của thuốc. Việc sử dụng thuốc cho người bệnh phải được bác sĩ chỉ định.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã dành nhiều ưu tiên như tập trung trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao, nhân lực giỏi cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có ca mắc COVID-19 tăng cao, nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng.


                                      TheoBaotintuc

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục