Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến tối 22/8, có thêm 3.000 nhân lực y tế sẽ đến TP. Hồ Chí Minh và 3 tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai hỗ trợ chống dịch COVID-19.


Ông Nguyễn Hồng Sơn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế, Vụ Tổ chức cán bộ đã có văn bản gửi đến các đơn vị trực thuộc và các tỉnh, thành phố để huy động nhân lực y tế tiếp tục đến hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, đến tối ngày 22/8, đã có 1.800 cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên của một số Trường khối ngành Y Dược đăng ký tình nguyện vào TP. Hồ Chí Minh. Số này gồm 750 học viên, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã có mặt tại TP. Hồ Chí Minh trong đêm 22/8 để sáng ngày 23/8 tham gia cùng lực lượng lấy mẫu xét nghiệm tại chỗ của thành phố triển khai các tổ lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng.

Cùng đó, Trường Đại học Y Hà Nội cử thêm 250 người; Trường Đại học Dược Hà Nội sẽ cử 200 người; Học viện Y Dược học cổ truyền cử 150 người; Trường Đại học Y Dược Thái Bình cử thêm 250 người; Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cử 200 người.

Vụ trưởng Nguyễn Hồng Sơn cũng thông tin, 8 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã lên danh sách cử 450-500 chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên… vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai để đồng hành cùng các đồng nghiệp chống dịch.

"Như vậy, sau 1 ngày (từ 21 - 22/8), Bộ Y tế đã làm việc, gửi công văn huy động được khoảng 2.250 - 2.300 cán bộ, chuyên gia, y bác sĩ và học sinh, sinh viên thuộc các đơn vị của Bộ Y tế tình nguyện vào TP. Hồ Chí Minh và 3 địa phương trên phục vụ các hoạt động lấy mẫu, xét nghiệm và điều trị" - Vụ trưởng Nguyễn Hồng Sơn nói.

Cũng theo Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, đến thời điểm này, báo cáo từ một số tỉnh, thành phố gửi về Bộ Y tế cho biết, có thêm 750 nhân lực y tế sẽ vào TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương, Long An, Đồng Nai tham gia phòng chống dịch.

"Chúng tôi đang tiếp tục làm việc, huy động thêm nhân lực y tế từ các đơn vị trực thuộc Bộ và các địa phương để đảm bảo nguồn lực cho TP .Hồ Chí Minh và 3 địa phương trên chống dịch" - Vụ trưởng Nguyễn Hồng Sơn cho biết.

Như vậy, cùng với số nhân lực y tế đã huy động cập nhật đến trưa ngày 21/8 là 14.543 cán bộ, chuyên gia, y bác sĩ, giảng viên, sinh viên khối ngành y đã đến TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương phía Nam, sẽ có thêm 3.000 các lực lượng y tế đã và sẽ đến TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai trong đầu tuần tới để đồng hành phòng chống dịch.

                                                                                         
Theo VTV.vn

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục