(HBĐT) - Chiều 22/9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị trực tuyến đến tất cả các xã, thị trấn về công tác phòng, chống dịch.


Toàn cảnh điểm cầu huyện Lạc Thủy

Là địa bàn tiếp giáp với tỉnh Hà Nam. Trước tình hình diễn biến phức tạp của  dịch Covid-19 đang xảy ra tại thành phố Phủ Lý, tốc độ có chiều hướng tăng, trong khi đó, người dân của huyện Lạc Thủy đi lại và làm công nhân tại tỉnh Hà Nam là rất lớn. Theo thống kê, tính đến 17h ngày 21/9, toàn huyện Lạc Thủy có 443 công dân lao động tại các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam, trong đó có 161 người làm việc tại khu công nghiệp Châu Sơn. Hiện có 11 trường hợp về nhà từ ngày 21/9 đang thực hiện cách tập trung, trong đó, 1 trường hợp được xác định là F1 đã có kết quả xét nghiệm PCR lần 1 âm tính, còn đa phần các công nhân ở lại công ty thực hiện phòng, chống dịch.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Lạc Thủy yêu các cấp, ngành, xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm các văn bản của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống dịch. Chỉ đạo lực lượng Công an xã bám thật sát địa bàn, duy trì tốt 2 chốt kiểm soát phòng, chống dịch của huyện tại xã Đồng Tâm và Yên Bồng. Rà soát các khu cách ly tập trung, tổ chức đưa, đón người thực hiện cách ly, đảm bảo tốt nhất mọi điều kiện cho người dân yên tâm. Đối với các trường hợp nghi ngờ cần nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm, trả kết quả sớm. Đối với công tác tiêm phòng vacxin: Trên cơ sở vacxin được phân bổ sẽ ưu tiên cho các đối tượng tuyến đầu chống dịch, giáo viên, doanh nghiệp sản xuất, hộ kinh doanh. Đặc biệt, đối với các xã, thị trấn, đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện yêu cầu: Chủ tịch UBND các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ công dân của địa phương đi làm ăn xa, nhất là các công dân đang làm việc tại KCN Châu Sơn, tỉnh Hà Nam; quản lý tốt các đường ngang, ngõ tắt vào địa bàn. Xét thấy cần thiết thì lập lại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch giáp ranh với các huyện, tỉnh bạn; phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng trong việc "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng". Đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch.

Hà Chung 
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Lạc Thủy)

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục