Bản tin về tình hình dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 13/11 cho biết: Cả nước ghi nhận thêm 8.497 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 16 ca nhập cảnh, 3.940 ca tại cộng đồng.


Tình hình dịch COVID-19

Thông tin các ca nhiễm mới

Tính từ 16h ngày 12/11 đến 16h ngày 13/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.497 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 8.481 ca ghi nhận trong nước (giảm 495 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 3.940 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.240), Đồng Nai (743), Bình Dương (631), Tây Ninh (593), An Giang (547), Đồng Tháp (459), Tiền Giang (356), Sóc Trăng (296), Vĩnh Long (292), Cà Mau (271), Bình Thuận (265), Bà Rịa - Vũng Tàu (224), Khánh Hòa (209), Bình Phước (198), Bạc Liêu (188), Kiên Giang (181), Hà Nội (152), Bình Định (126), Đắk Lắk (126), Trà Vinh (120), Nghệ An (100), Bến Tre (99), Cần Thơ (81), Thái Bình (79), Long An (79), Thừa Thiên Huế (75), Hậu Giang (67), Lâm Đồng (61), Thanh Hóa (60), Hà Giang (57), Ninh Thuận (39), Phú Thọ (39), Đắk Nông (39), Bắc Giang (38), Bắc Ninh (35), Quảng Ngãi (35), Gia Lai (35), Nam Định (31), Quảng Nam (27), Đà Nẵng (26), Hà Tĩnh (24), Hải Dương (21), Điện Biên (20), Phú Yên (17), Quảng Trị (15), Quảng Ninh (13), Hải Phòng (11), Quảng Bình (9), Hưng Yên (7), Hà Nam (5), Vĩnh Phúc (5), Ninh Bình (4), Cao Bằng (4), Thái Nguyên (2), Kon Tum (2), Lào Cai (2), Sơn La (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Tiền Giang (278), Kiên Giang (222), TP. Hồ Chí Minh (148).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (126), Bình Phước (99), Đồng Tháp (76).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 8.176 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.018.376 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.336 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.013.360 ca, trong đó có 855.237 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (446.443), Bình Dương (242.874), Đồng Nai (77.399), Long An (36.441), Tiền Giang (20.506).

Tình hình điều trị

Số bệnh nhân khỏi bệnh

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.843.

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 858.054.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.824 ca, trong đó:

- Thở oxy qua mặt nạ: 2.671.

- Thở oxy dòng cao HFNC: 711.

- Thở máy không xâm lấn: 108.

- Thở máy xâm lấn: 319.

- ECMO: 15.

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24h qua, đã thực hiện 156.696 xét nghiệm cho 379.710 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay, đã thực hiện 23.886.826 mẫu cho 64.055.676 lượt người.

Tình hình tiêm chủng

Trong ngày 12/11, có 1.467.716 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 97.831.758 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 64.073.710 liều, tiêm mũi 2 là 33.758.048 liều.


                                              Theo VTV. VN

Các tin khác


Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đảm bảo an ninh, an toàn vệ sinh thực phẩm

Xác định công tác an toàn thực phẩm (ATTP) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người dân, thời gian qua, các ngành, các cấp đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh…, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh

Sau một tháng khoa Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh tại bệnh viện dần đi vào nền nếp, chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu trong tình hình mới.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Chúng ta rất thận trọng khi triển khai tiêm vaccine COVID-19

Trước thông tin từ tờ Telegraph (Anh) về việc vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, ngày 3/5, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà khi Việt Nam tổ chức tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo.

Tận tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Hòa Bình nỗ lực triển khai các giải pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua việc tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; triển khai các dịch vụ kỹ thuật trong khám, chữa bệnh (KCB); xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục