(HBĐT) - Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn hai huyện Lạc Sơn và Lương Sơn tỉnh Hòa Bình đang diễn ra Dự án: "Cải thiện sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số thông qua tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ nạo phá thai an toàn, thân thiện ở Việt Nam”. Dự án do Viện Tài chính Vi mô và Phát triển Cộng đồng (MACDI) triển khai dưới sự tài trợ của tổ chức Grand Challenges từ Canada.

Sức khỏe sinh sản và an toàn cho phụ nữ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Thực tế cho thấy, có một điều đáng báo động hiện nay là tình trạng phá thai ở nữ giới ngày càng tăng cao. Phá thai là một việc làm không chỉ ảnh hướng đến tâm lý, sức khỏe mà còn đe dọa khả năng sinh sản của chị em về sau. 

Quang cảnh buổi Truyền thông sức khỏe sinh sản tại huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Theo thống kê số liệu từ Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em thuộc Bộ Y tế, ở nước ta mỗi năm có đến 250.000 - 300.000 ca phá thai tại cơ sở y tế được báo cáo chính thức. Cũng theo số liệu thống kê khác từ Hội Kế hoạch hóa gia đình, khoảng 20 - 30% phụ nữ phá thai chưa lập gia đình, 60 - 70% là học sinh, sinh viên, chủ yếu trong độ tuổi 15 - 19. Điều này đang báo động một bộ phận trẻ ở nước ta chưa ý thức được việc tự bảo vệ an toàn cho bản thân mình, từ đó để xảy ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, đây mới là số liệu thống kê các ca phá thai được báo cáo chính thức với Bộ Y tế. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều trường hợp do tâm lý lo sợ mà tìm đến những địa chỉ "chui” không có chuyên môn hoặc tự ý phá thai tại nhà. Việc làm này là rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản và thậm chí là tính mạng người mẹ, bởi những biến chứng do phá thai không an toàn như: sót thai, sót nhau, xuất huyết, thai nhi chết lưu,… Do đó, các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo nữ giới mang thai ngoài ý muốn và cần đình chỉ thai, thì tốt nhất nên tìm đến những trung tâm y tế chuyên khoa đáng tin cậy, luôn đảm bảo các tiêu chí an toàn và chất lượng.

Đây chính là tiền đề thúc đẩy Dự án "Cải thiện sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số thông qua tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ nạo phá thai an toàn, thân thiện ở Việt Nam” được hình thành và ngay từ khi khởi động đã nhận được sự hưởng ứng, quan tâm của nhiều chị em, đặc biệt tại địa bàn hai huyện Lạc Sơn và Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. 

Qua các bài nói chuyện chuyên đề, chị em thuộc nhóm đối tượng của Dự án đã được cung các thông tin liên quan tới sức khỏe sinh sản, cùng nhau chia sẻ về các đề tài thiết thực và hữu ích. Dự án còn xây dựng và vận hành một Ứng dụng riêng có tên SKSS Phụ nữ đã có trên cả hai nền tảng Android và iOs. Tại đây, người dùng được cung các các thông tin đa chiều về Dự án bao gồm các bài viết chuyên sâu từ các chuyên gia đầu ngành, các hình ảnh hoạt động. Ứng dụng còn cung cấp danh sách các phòng khám sản phụ khoa được cấp phép hoạt động với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn sâu rộng và tận tâm, phòng khám bệnh khang trang, rộng rãi, có nhiều giải pháp đa dạng và tiên tiến, giúp nữ giới nếu buộc phải phá thai thì đảm bảo an toàn tùy theo từng tình trạng cụ thể với mức chi phí được công khai niêm yết theo quy định, tuân thủ triệt để quy trình phòng chống bệnh dịch Covid19. Đặc biệt, Ứng dụng còn có phòng giao lưu trực tuyến để các chị em được trao đổi với các chuyên gia về các chủ đề sức khỏe sinh sản. 
 
Chị em đang cài đặt Ứng dụng SKSS Phụ nữ vào điện thoại và tích cực sử dụng

Nhận xét về Dự án và các buổi Tập huấn, bà Trần Thị Nội - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ TK Liên Sơn, TT Lương Sơn, Hòa Bình cho hay: "Chị em phụ nữ chúng tôi rất vui khi được chọn làm đối tượng tham gia Dự án và là người tuyên truyền cũng mang giá trị Dự án đến với phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Chúng tôi đánh giá cao sự tiện dụng và các nội dung cần thiết mà Ứng dụng SKSS Phụ nữ truyền tải. Các chị em dân tộc thiểu số cũng đã quen với các công nghệ mới, do đó, nhóm đối tượng này sẽ có được các thông tin cần thiết cho bản thân mình về vấn đề sinh sản và bảo vệ sức khỏe.”

Được biết, Dự án còn có các buổi Tập huấn đào tạo cho các cán bộ ở trạm y tế công lập và tư nhân, cũng như khởi động các chiến dịch nâng cao nhận thức tập trung vào việc giáo dục trẻ em gái vị thành niên trong cả cộng đồng và trường học về tình dục và sức khỏe sinh sản, đồng thời phải làm gì nếu có thai ngoài ý muốn.


P.V

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục