(HBĐT) - Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 thị trường thực phẩm, hàng tiêu dùng sôi động. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm kém chất lượng xâm nhập thị trường. Để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân 2022, Ban chỉ đạo (BCĐ) ATTP tỉnh đã xây dựng, triển khai quyết liệt công tác kiểm tra, giám sát tại các cơ sở chế biến, cơ sở kinh doanh đồ thực phẩm.


Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh kiểm tra tại cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Theo báo cáo của Sở Y tế, trong năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm làm 15 người mắc, tỷ lệ mắc là 1,76 người/100 nghìn dân, thấp hơn mức chỉ tiêu cho phép. Trong đó, 1 vụ 6 người mắc nghi ngờ do uống rượu ngâm rễ cây rừng, 1 vụ 9 người mắc nghi ngờ do ăn bọ xít măng. Số ngộ độc thực phẩm đơn lẻ là 62 người. Tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP trong tình hình mới, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã phối hợp giám sát đảm bảo ATTP cho 1.584 bữa ăn đông người; tổ chức nhiều cuộc kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm tra liên ngành về ATTP.

Dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân 2022 là thời điểm nhu cầu thực phẩm của người dân tăng cao, tuy nhiên, đây cũng là dịp các mặt hàng thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xâm nhập thị trường. Vì vậy, để đảm bảo ATTP, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc, đảm bảo sức khỏe cho người dân, đồng thời góp phần phát triển, cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. BCĐ ATTP tỉnh đã triển khai Kế hoạch số 24/KH-BCĐATTP nhằm đảm bảo công tác vệ sinh ATTP dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân 2022.

Theo đồng chí Bùi Đinh Thị Dinh, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh: BCĐ sẽ thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại tất cả các huyện, thành phố. Trong đó, đặc biệt kiểm tra các sản phẩm, nhóm sản phẩm sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán và các lễ hội như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, rau củ quả, phụ gia thực phẩm... và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý vi phạm về ATTP, kiểm soát không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, nhất là ngộ độc tập thể, ngộ độc rượu. Đồng thời, chú trọng kiểm soát những đầu mối sản xuất, nhập khẩu, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, cơ sở giết mổ, vận chuyển thực phẩm. Song song với đó là công tác phối hợp với các ngành hữu quan kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh thực phẩm, BCĐ ATTP tỉnh phối hợp các cơ quan hữu quan, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về ATVSTP cho các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; phối hợp các cơ quan truyền thông tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương. BCĐ cũng xác định lấy người tiêu dùng làm đối tượng tuyên truyền chính để người dân không chỉ biết cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn mà còn là một người tiêu dùng thông thái, có kiến thức, hiểu biết để tuyên chiến với thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc. Hiện nay, trên trang thông tin điện tử Chi cục ATVSTP tỉnh đã công khai danh sách, địa chỉ các cơ sở, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật, đây cũng là một cách để công khai thông tin đến người tiêu dùng.

Theo chỉ đạo của BCĐ ATTP tỉnh, trong đợt kiểm tra trước, trong, sau Tết Nguyên đán và lễ hội xuân 2022, các đoàn kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không để các sản phẩm không đảm bảo ATTP, hàng giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm về ghi nhãn hoặc có các vi phạm khác về ATTP lưu thông trên thị trường. Đồng thời xử lý nghiêm hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm; không để các dịch vụ ăn uống, nhất là thức ăn đường phố không đảm bảo ATTP tiếp tục hoạt động khi chưa khắc phục đảm bảo yêu cầu.

 


Đinh Hòa


Các tin khác


Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về quê dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

(HBĐT) - Sở Y tế vừa ban hành Công văn khẩn số 331/SYT-NVY ngày 26/1/2022 về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch (PCD) phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về quê dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Đẩy nhanh hoàn thành tiêm vắc xin phòng Covid-19 và đảm bảo an toàn, hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nhân Dần 2022

(HBĐT) - Văn phòng Tỉnh ủy đã ban hành Thông báo số 1947-CV/VPTU, ngày 26/1/2022 về thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh hoàn thành tiêm vắc xin phòng Covid-19 và đảm bảo an toàn, hiệu quả công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 trong dịp Tết Nhâm Dần 2022.

Tập đoàn VINAHUD ủng hộ tỉnh 5.000 kit test Covid-19

(HBĐT) - Chiều 27/1, tại trụ sở UB MTTQ tỉnh, Tập đoàn VINAHUD đã trao tặng cho tỉnh 5.000 kit test Covid-19 để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh. Dự, chứng kiến có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo Sở Y tế.

Xã Mường Chiềng: Tăng cường phòng dịch Covid-19 dịp Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Là trung tâm các xã vùng cao của huyện Đà Bắc, xã Mường Chiềng xác định những khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Từ đó linh hoạt triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan ngoài cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán an toàn, đảm bảo các điều kiện phòng dịch.

Thông báo cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh: Lạc Thủy từ cấp độ 3 xuống cấp cấp 2

(HBĐT) - Sở Y tế vừa ban hành Công văn số 37/TB-SYT về thông báo đánh giá cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh cập nhật đến 12h ngày 26/1.

Xã hội hóa cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

(HBĐT) - Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) đã được triển khai đồng bộ, thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Các biện pháp tránh thai (BPTT) cung cấp đa dạng trên cả 3 kênh: Miễn phí, tiếp thị xã hội, xã hội hoá. Số người sử dụng BPTT là 59.721 người, đạt 101,9% kế hoạch. Tỷ số giới tính khi sinh là 111,6 nam/100 nữ, giảm 0,5 điểm % so với năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục