Bản tin dịch COVID-19 ngày 5/2 tức mùng 5 Tết Nguyên Đán của Bộ Y tế cho biết, có 12.170 ca mắc COVID-19 tại 58 tỉnh, thành phố; Hà Nội có nhiều ca mắc và số tử vong nhất...

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới

- Tính từ 16h ngày 04/02 đến 16h ngày 05/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.170 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 12.160 ca ghi nhận trong nước (tăng 574 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 7.235 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.778), Đà Nẵng (783), Quảng Nam (735), Nam Định (541), Vĩnh Phúc (495), Hải Dương (478), Phú Thọ (470), Bắc Ninh (402), Hòa Bình (395), Hải Phòng (362), Bình Định (339), Nghệ An (325), Thái Bình (298), Thanh Hóa (295), Thái Nguyên (287), Lâm Đồng (230), Ninh Bình (209), Hưng Yên (207), Bắc Giang (197), Bình Phước (165), Hà Nam (159), Điện Biên (140), Quảng Bình (126), Gia Lai (121), Thừa Thiên Huế (118), Quảng Ngãi (106), Quảng Ninh (105), Yên Bái (103), Sơn La (98), Hà Giang (95), Lào Cai (89), Quảng Trị (88), Cà Mau (87), Tuyên Quang (86), Bến Tre (73), Phú Yên (69), Khánh Hòa (49), Đắk Nông (39), Bạc Liêu (39), Sóc Trăng (38), Kon Tum (35), Tây Ninh (33), Cao Bằng (31), Trà Vinh (29), Bắc Kạn (29), Bà Rịa - Vũng Tàu (25), Vĩnh Long (25), TP. Hồ Chí Minh (24), Đồng Tháp (19), Bình Thuận (15), Kiên Giang (14), Hậu Giang (12), Đồng Nai (12), Bình Dương (11), Cần Thơ (10), Long An (8 ), An Giang (7), Tiền Giang (2).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định (-79), Hưng Yên (-57), Đắk Lắk (-56).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+161), Quảng Nam (+141), Hòa Bình (+137).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 11.192 ca/ngày.

- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).


Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.327.859 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.586 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.320.762 ca, trong đó có 2.103.096 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.414), Bình Dương (292.964), Hà Nội (145.211), Đồng Nai (99.938), Tây Ninh (88.493).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 3.457 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.105.913 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.827 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.937 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 395 ca

- Thở máy không xâm lấn: 79 ca

- Thở máy xâm lấn: 402 ca

- ECMO: 14 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 04/02 đến 17h30 ngày 05/02 ghi nhận 114 ca tử vong tại: Hà Nội (39 ca trong 02 ngày), Bắc Ninh (6), TP Hồ Chí Minh (6), Vĩnh Long (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (5), An Giang (4), Đà Nẵng (4), Đồng Tháp (4), Kiên Giang (4), Lâm Đồng (4), Quảng Ngãi (4), Bình Định (3), Hậu Giang (3), Sóc Trăng (3), Tiền Giang (3), Đồng Nai (2), Nam Định (2), Bến Tre (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Cần Thơ (1), Đắk Lắk (1), Nghệ An (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Quảng Nam (1), Quảng Ninh (1), Thái Bình (1), Tuyên Quang (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 102 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.261 ca, chiếm tỷ lệ 1,6%so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.271.874 mẫu tương đương 77.287.961 lượt người, tăng 13.551 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 04/02 có 14.218 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 182.102.962 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.082.647 liều, tiêm mũi 2 là 74.214.941 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.805.374 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.

- Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.

- Tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tiêm chủng theo đúng số lượng vaccine phòng COVID-19 đã được cấp, không được để lãng phí vaccine.


Tho Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục