Bộ Y tế cho biết đã có hơn 2,12 triệu bệnh nhân COVID-19 ở nước ta khỏi; trong số các F0 đang điều trị có hơn 2.100 ca nặng; Bộ Y tế đề nghị tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19; Tổng số ca COVID-19 của Hà Nội đã vượt mốc 150.000...

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.358.786 ca mắc COVID-19, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.889 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.351.676 ca, trong đó có 2.119.563 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.533), Bình Dương (292.981), Hà Nội (150.996), Đồng Nai (99.960), Tây Ninh (88.539).

Giành giật sự sống cho bệnh nhân ở Bệnh viện Hồi sức COVID-19 TP.HCM

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.122.380 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.194 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 1.468 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 341 ca; Thở máy không xâm lấn: 48 ca; Thở máy xâm lấn: 324 ca; ECMO: 13 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 92 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.424 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.324.630 mẫu tương đương 77.341.557 lượt người, tăng 35.339 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 182.426.454 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.111.740 liều, tiêm mũi 2 là 74.293.565 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 29.021.149 liều.

Tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19

Trong vài ngày trở lại đây số ca mắc COVID-19 có dấu hiệu gia tăng. Đặc biệt trong ngày 7/2 tăng 2.704 ca so với ngày 6/2.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1). Phần lớn là ca bệnh nhập cảnh và có triệu chứng nhẹ.

Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19, đặc biệt đối với biến chủng Omicron; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe... nhất là khi đưa học sinh trở lại học tập trực tiếp tại trường, người lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Đối với các cơ sở y tế cần thực hiện nghiêm công tác phân luồng, phân tuyến; có phương án thường trực, dự trữ cơ số máu, thuốc, dịch truyền, oxy y tế, vật tư, hóa chất, bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu và cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng, đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch và thu dung, điều trị, khám bệnh, chữa bệnh thường quy.

Thông tin ca mắc COVID-19 tại một số địa phương

Chiều 7/2, Chánh Văn phòng UBND TP HCM Đặng Quốc Toàn cho biết công tác phòng, chống dịch trước, trong và sau Tết được tập trung, các bệnh viện, trung tâm y tế đã bố trí đội ngũ y, bác sĩ thường trực 4 cấp 24/24 giờ, đủ thuốc, trang thiết bị để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu. Hệ thống y tế của thành phố luôn ứng trực và theo dõi sát tình hình diễn biến của biến chủng Omicron.

Cùng với đó thực hiện nghiêm túc việc tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, đảm bảo mỗi quận, huyện, TP Thủ Đức luôn duy trì ít nhất 1 điểm tiêm cố định cho người dân khi có yêu cầu.

Từ ngày 31/1 (ngày 29 tháng Chạp) đến ngày 4/2 (Mùng 4 Tết), trên địa bàn thành phố ghi nhận 531 ca dương tính với SARS-CoV-2, trung bình mỗi ngày có khoảng 106 ca mắc COVID-19, riêng ngày 4/2 ghi nhận 24 ca (thấp nhất từ đợt dịch lần thứ 4 kể từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca tử vong giảm dưới 2 con số.

Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết, ngày 7/2, trên địa bàn tỉnh ghi nhận ghi nhận 789 ca mắc COVID-19 mới - là số ca mắc trong ngày cao nhất từ trước tới nay.

Trong đó, có 405 ca phát hiện trong cộng đồng, 190 ca ghi nhận qua sàng lọc tại cơ sở y tế và 194 trường hợp đã được cách ly theo quy định.

Từ ngày 24/1/2021 đến nay, Thanh Hóa có 23.958 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó có 20.916 bệnh nhân đã điều trị khỏi và 34 người tử vong. Hiện, tỉnh có 3.008 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện và điều trị tại nhà, nơi cư trú.

Tỉnh Nghệ An ghi nhận số ca mắc COVID-19 kỷ lục với 1.641 trường hợp trong ngày 7/2, nhiều hơn 683 ca so với ngày hôm qua, trong đó có 330 ca phát hiện ngoài cộng đồng. Trong ngày địa phương này có 110 trường hợp được công bố khỏi bệnh và ra viện, thêm một bệnh nhân Covid-19 tử vong.

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục