Sau khi khỏi COVID-19, nhiều người có thể gặp các di chứng, thậm chí rất nặng nề, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.


Người già đến Bệnh viện Hữu nghị khám vì gặp các di chứng hậu COVID-19.

Nhiều di chứng sau khi khỏi COVID-19

Buổi sáng tại khu vực khám và điều trị bệnh nhân hậu COVID-19 của Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội), nhiều người dân chờ khám trong tâm trạng khá lo lắng vì những di chứng sau khi khỏi.

Từng mắc COVID-19 với các triệu chứng rất nhẹ, nhưng sau khi khỏi bệnh một thời gian, bà Lê Thị Được (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại cảm thấy người mệt mỏi, đuối sức, ho đờm nhiều nên đến Bệnh viện Hữu Nghị khám và được chẩn đoán mắc triệu chứng hậu COVID-19. Sau khi được điều trị, sức khỏe bà đã tốt lên, ăn uống, ngủ nghỉ tốt hơn.

Cũng đến khám hậu COVID-19, trong lúc ngồi chờ kết quả, ông Dương Văn Hồ (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đã từng mắc và đã khỏi COVID-19, nhưng gần đây lại có biểu hiện ho, đờm nhiều, nên tranh thủ đến chăm người nhà tại Bệnh viện, tôi đăng ký khám luôn. Tôi được bác sĩ tư vấn, chỉ định chụp phổi; chờ kết quả chụp bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị cụ thể. Người già dễ gặp nhiều biến chứng vì COVID-19 nên tôi cũng phải theo dõi sát, không chủ quan sau khi đã khỏi bệnh”.


Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, hồi phục hậu COVID-19. 

Trước thực trạng số người mắc COVID-19 ngày một tăng cao, không ít trường hợp dù đã khỏi bệnh nhưng vẫn phải gánh chịu những di chứng hậu COVID-19, thậm chí các di chứng còn nặng nề hơn khi đang mắc bệnh; các cơ sở y tế, bệnh viện đã triển khai khám và điều trị hậu COVID-19 cho người dân.

Tại Bệnh viện Hữu Nghị, từ khi triển khai tiếp nhận khám và điều trị bệnh nhân hậu COVID-19 đã có trên 20 bệnh nhân đến khám và điều trị.

BS. Lại Văn Hoàn, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: "Hiện tại Khoa đang tiếp nhận, điều trị cho các bệnh nhân giai đoạn hậu COVID-19. Đặc biệt, có bệnh nhân khi vào viện đã trong tình trạng rất nặng; dù lúc nhiễm COVID-19 chỉ ở mức độ nhẹ. Khi vào viện, bệnh nhân đã trong tình trạng suy hô hấp, suy tim toàn bộ, viêm phổi, tắc động mạch, suy thận, rối loạn dinh dưỡng… Với trường hợp này, chúng tôi phải điều trị tích cực, toàn diện cho bệnh nhân cả hồi sức tích cực, dinh dưỡng, tâm lý, phục hồi chức năng. Hiện sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân này đã phục hồi hơn 80% sức khỏe và chức năng các tạng từng bị tổn thương”.


Các bác sĩ trao đổi về tình trạng bệnh nhân hậu COVID-19.

Cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Theo BS. Lại Văn Hoàn, không chỉ những người cao tuổi có bệnh lý nền, mà cả những bệnh nhân cao tuổi (trên 60 tuổi) không có bệnh lý nền và bệnh nhân trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ, không có triệu chứng; sau khi điều trị COVID-19 cũng có thể gặp những biến chứng nặng nề về nhiều hệ cơ quan.

Cụ thể thường gặp nhất là về hệ hô hấp: Với các triệu chứng khó thở các mức độ từ nhẹ đến nặng có thể xuất hiện và kéo dài; ho kéo dài; đau ngực; giảm chức năng hô hấp (khả năng hít thở, khả năng gắng sức); có thể tiến triển sang tổn thương xơ phổi…

Về tim mạch, người bệnh có thể gặp tổn thương cơ tim (viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim); nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực; khó thở khi gắng sức.

Về tâm - Thần kinh, người bệnh có thể gặp tai biến mạch não; suy giảm nhận thức ( sương mù não ); trầm cảm, rối loạn lo âu, stress…

Về cơ - xương - khớp, người bệnh có thể có các biểu hiện mệt mỏi, đau mỏi cơ, yếu cơ… Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như: Suy thận, rối loạn đông máu, đái tháo đường, rối loạn tiêu hóa, dinh dưỡng...

"Tùy vào mức độ tổn thương và hệ cơ quan tổn thương, các bác sĩ sẽ có lộ trình điều trị phù hợp, giúp người bệnh cải thiện tối đa tình trạng các biến chứng, di chứng do nhiễm COVID-19 để lại. Tất cả các bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 đến khám sẽ được khám sàng lọc, kiểm tra và tư vấn. Nếu tình trạng người bệnh ổn định các bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân tập luyện, theo dõi tiếp tại nhà và tái khám định kỳ. Đối với các bệnh nhân có biểu hiện nặng, có tổn thương nhiều cơ quan, hệ cơ quan sẽ được nhập viện và điều trị”, BS. Lại Văn Hoàn cho biết.

Bác sĩ cũng khuyến cáo: Đối với người bệnh sau nhiễm COVID-19, dù khi mắc có hay không có triệu chứng, sau đó vẫn nên đến đi khám, tư vấn, kiểm tra để loại trừ các tổn thương. Bởi có những trường hợp, các di chứng để lại không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng nhưng tình trạng bệnh sẽ tiến triển dần và nặng lên. Việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện sớm các biến chứng để có phương án can thiệp kịp thời.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục