(HBĐT) - Sở Y tế vừa ban hành Hướng dẫn số 521/SYT-NVD, ngày 18/2/2022 về việc hướng dẫn tạm thời điều trị người bị F0 tại nhà.

Để đảm bảo việc điều trị bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ tại nhà hiệu quả, đúng qui định, Sở Y tế đề nghị: Ban chỉ đạo phòng chống dịch (BCĐ PCD) Covid-19 các huyện, thành phố thực hiện một số nội dung sau:

Khuyến cáo cho người dân là các đối tượng F0 thể nhẹ đang điều trị tại nhà tự trang bị một số thuốc thiết yếu như sau:

Thuốc hạ sốt, giảm đau: Loại cho người lớn Paracetamol 250mg hoặc 500mg và loại cho trẻ em Paracetamol 80mg hoặc 100mg hoặc 150mg hoặc 250mg dạng gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống. Thuốc oresol đền bù điện giải. Thuốc Vitamin C hoặc Vitamin 3B.

* Sử dụng thuốc điều trị tại nhà

Điều trị triệu chứng: Phải được kê đơn điều trị triệu chứng Sốt. Đối với người lớn: ≥ 38,50 C hoặc đau đầu, đau người nhiều: Uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như Paracetamol 500mg, có thể uống lặp lại sau ít nhất từ 4-6h (nếu còn sốt), ngày uống không quá 4 viên, uống kèm oresol nếu kém ăn/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Đối với trẻ em: ≥ 38,50 C, uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại cho trẻ em liều từ 10-15mg/kg/lần, có thể uống lặp lại sau ít nhất từ 4-6h (nếu còn sốt).

Ho: Dùng thuốc giảm ho khi ho khan nhiều.

Chú ý: Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, yêu cầu người mắc Covid-19 thông báo ngay cho cơ quan quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để được xử trí.
Khám, chữa bệnh, kê đơn điều trị ngoại trú do Trạm Y tế lưu động hoặc đội y tế lưu động hoặc Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

Đối với thuốc kháng vi rút, thuốc chống viêm Corticosteroid và thuốc chống đông máu được sử dụng điều trị tại các cơ sở y tế.

* Các phương pháp bổ trợ bằng Y học cổ truyền: Sát khuẩn/vệ sinh tại chỗ vùng mũi họng. Sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu, thuốc cổ truyền để súc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên. Xông nơi ở, nơi làm việc.

Phương pháp 1:

Nguyên liệu: Sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió...

Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều dược liệu, mỗi loại 200-400g, tùy theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hòa tinh dầu khuếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ 30 phút, đóng cửa phòng 20 phút. Ngày làm 2 lần sáng, chiều.

Phương pháp 2:

Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu: Sả, Chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế...được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.

Liều dùng, cách dùng: Tùy diện tích phòng (từ 10-40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp khoảng từ 2-4ml, hòa tan tinh dầu trong Ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.

Lưu ý: Không được xông trực tiếp vào người, không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người dị ứng với tinh dầu.

Truyền thông, khuyến cáo người dân không tự ý mua những thuốc kháng vi rút chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, trôi nổi trên thị trường để tự điều trị Covid.

Chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo, phổ biến, quán triệt cán bộ, công chức không được giao bán qua mạng các sản phẩm thuốc, test... liên quan đến dịch Covid-19, khi chưa được cấp phép lưu hành.

Đ.H (TH)

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục