Ngày 10/3, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, hệ thống bệnh viện này sẽ đưa kháng thể đơn dòng Evusheld của AstraZeneca (đã được Bộ Y tế cấp phép để dự phòng COVID-19) vào tiêm cho nhóm người có nguy cơ cao.


Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện đợt cao điểm "Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao năm 2022”. Chiến dịch này nhằm giảm số trường hợp mắc COVID-19 nặng và góp phần giảm tử vong.

Theo Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, kháng thể đơn dòng Evusheld của AstraZeneca sẽ được đưa về Việt Nam và sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh. Đây cũng là hệ thống bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam được cấp phépđưa kháng thể đơn dòng Evusheld về đểsử dụng kịp thời, nhằm bảo vệ những người bệnh cónguy cơ caotrước COIVD-19.

Theo đó, kháng thể đơn dòng Evusheld sẽ được tiêm cho các đối tượng có nguy cao như người mắc bệnh nền (suy gan, suy thận, tim mạch, cơ xương khớp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…); người bị suy giảm miễn dịch vừa và nặng do HIV, đang điều trị ung thư, ghép tạng…; hoặc mắc các bệnh hệ thống như lupus ban đỏ, viêm khớp, thoái hoá khớp…; người không thể tiêm vaccine hoặc không thể sản sinh đủ kháng thể ngừa COVID-19 dù đã tiêm đủ vaccine.

Theo kết quả phân tích của ngành ytế TP Hồ Chí Minh, phần lớn các trường hợp nặng và tử vong do COVID-19 trên địa bàn thành phố có đặc điểm chung là người trên 65 tuổi và có bệnh nền, có trường hợp vẫn chưa tiêm vaccine. Đặc biệt, khi có triệu chứng cần nhập viện thì những trường hợp này đã ở mức độ nặng.

GS.TS Ngô Quý Châu, Chủ tịch Hội hô hấp Việt Nam, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chia sẻ: "Liệu pháp kháng thể đơn dòng như Evusheld sẽ cung cấp thêm một lớp "phòng thủ ngay tức thì” để gia tăng bảo vệ cho những trường hợp có nguy cơ cao, thắp lên trong họ hy vọng được sớm quay trở lại cuộc sống bình thường mới như những người khác, đồng thời giảm thiểu nguy cơ chuyển biến nặng, nhập viện và tử vong ở những nhóm người có nguy cao".

Evusheld là kháng thể đơn dòng đầu tiên trên thế giới được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép nhằm dự phòng trước virus SARS-CoV-2, đặc biệt trên nhóm người nguy cơ cao, nhóm người yếu thế, suy giảm miễn dịch, nhóm người không có khả năng sinh kháng thể dù đã được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19hoặc những người không thể tiêm vaccine.

Trước khi có Evusheld, nhóm người này gần như không có biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả, ngoại trừ cách ly với nguồn lây, đồng thời đây cũng là nhóm dễ chuyển nặng, nhập viện và tử vong khi mắc COVID-19. Với những đặc tính ưu việtcủa Evusheld, nhiều người gọi đây là "siêu vaccine” khi có khả năng bảo vệ cả những người không có khả năng hoặc không thể sử dụng vaccinethông thường để phòng COVID-19 một cách hiệu quả.

Khác với vaccine, chỉ vài giờ sau khi tiêm Evusheld, cơ thể đã có đủ lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ không mắc COVID-19 với hiệu quả lên tới 83%và không có trường hợp nào bệnh nặng hay tử vong trong suốt 6 tháng theo dõi trong nghiên cứu PROVENT của AstraZeneca.

Hiệu quả này đượcthấy ở cả những người bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc đang sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có thể không tạo được đáp ứng miễn dịch với vaccinephòng COVID-19; thậm chínhững người không thể tiêm bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào vì từng xảy ra tác dụng nghiêm trọng nhưdị ứng nặng, sốc phản vệ… vẫn được chỉ định tiêm. Evusheld được chứng minh có hiệu quả phòng ngừa ít nhất 6 tháng, đặc biệt có thể phòng ngừa cả biến thể Omicron.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục