Tính từ 16 giờ ngày 7/3 đến 16 giờ ngày 8/3, Việt Nam ghi nhận 162.435 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, Hà Nội trên 32.000 ca, trong ngày có 86 ca tử vong.


Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Trong số các ca nhiễm mới, có 20 ca nhập cảnh và 162.415 ca ghi nhận trong nước (tăng 15.080 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 104.353 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Hà Nội (32.650), Nghệ An (15.292), Bắc Ninh (10.731), Phú Thọ (4.882), Sơn La (4.368), Hưng Yên (4.014), Hòa Bình (3.878), Hải Phòng (3.871), Nam Định (3.839), Hải Dương (3.676), Cà Mau (3.428), Tuyên Quang (3.298), Lạng Sơn (3.224), Bình Dương (3.131), Vĩnh Phúc (2.926), Quảng Ninh (2.906), Đắk Lắk (2.818), Điện Biên (2.808), Thái Nguyên (2.746), Lào Cai (2.715), Bắc Giang (2.697), Ninh Bình (2.605), Thái Bình (2.468), Hà Nam (2.385), Cao Bằng (2.364), Khánh Hòa (2.359), Hà Giang (2.150), Yên Bái (2.089), Quảng Bình (2.077), Lai Châu (1.980), Bình Phước (1.979), Đà Nẵng (1.905), Bình Định (1.864), Quảng Trị (1.514), TP Hồ Chí Minh (1.500), Lâm Đồng (1.315), Thanh Hóa (1.284), Tây Ninh (1.166), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.062), Đắk Nông (889), Hà Tĩnh (848), Trà Vinh (836), Bến Tre (827), Phú Yên (807), Bình Thuận (716), Vĩnh Long (627), Quảng Ngãi (513), Kon Tum (357), Quảng Nam (327), Bạc Liêu (316), Bắc Kạn (307), Thừa Thiên Huế (262), Đồng Nai (184), Cần Thơ (180), Kiên Giang (131), Long An (130), An Giang (54), Đồng Tháp (47), Sóc Trăng (44), Ninh Thuận (27), Hậu Giang (17), Tiền Giang (5).

Ngày 8/3/2022, Sở Y tế Bắc Ninh đăng ký bổ sung 32.380 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Gia Lai (giảm 2.363 ca), Hồ Chí Minh (giảm 620 ca), Bình Dương (giảm 513 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Nghệ An (tăng 5.139 ca), Hải Phòng (tăng 2.924 ca), Bắc Ninh (tăng 2.858 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là134.041 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 4.776.873 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 48.357 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.769.355 ca, trong đó có 2.786.525 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (554.540), Hà Nội (460.001), Bình Dương (318.635), Bắc Ninh (194.520), Quảng Ninh (131.222).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là70.902 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là2.789.342 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là4.258ca.

Từ 17 giờ 30 ngày 7/3 đến 17 giờ 30 ngày 8/3, cả nước ghi nhận 86 ca tử vong tại:

Tại TPHồ Chí Minh có 2 ca;trong đó 1 ca từ Đồng Nai chuyển đến.

Tại các tỉnh, thành phố khác gồm: Hải Dương (7), Bắc Giang (6 ca trong 2 ngày), Bình Định (6 ca trong 2 ngày), Đà Nẵng (4), Hà Giang (4), Hà Nội (4), Hòa Bình (4), Nam Định (4 ca trong 2 ngày), Quảng Ninh (4), Kiên Giang (3), Ninh Bình (3), Phú Thọ (3), Phú Yên (3 ca trong 2 ngày), Quảng Bình (3), An Giang (2), Bạc Liêu (2), Đắk Lắk (2), Gia Lai (2), Hà Tĩnh (2), Nghệ An (2), Quảng Trị (2), Thanh Hóa (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bắc Kạn (1), Bình Phước (1), Cà Mau (1), Cao Bằng (1), Điện Biên (1), Khánh Hòa (1), Lâm Đồng (1), Lạng Sơn (1), Yên Bái (1)..

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là91 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.977 ca, chiếm tỷ lệ 0,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 7/3, cả nước có 314.067 liều vaccinephòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 198.255.931 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 181.220.810 liều gồm: Mũi 1 là 70.865.996 liều; mũi 2 là 67.698.132 liều; mũi 3 là 1.501.013 liều; mũi bổ sung là 14.285.241 liều; mũi nhắc lại là 26.870.428 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.035.121 liều gồm: Mũi 1 là 8.744.389 liều; mũi 2 là 8.290.732 liều.

Bộ Y tế vừa đề xuất Ban Chỉ đạo Quốc gia về điều chỉnh quy định cho phép người phụ trách chuyên môn về dược tại nhà thuốc, quầy thuốc được kê đơn cho bệnh nhân hoặc người mua thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19.

Đồng thời, có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra việc mua bán thuốc điều trị COVID-19. Theo đó, Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn các hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 tại các địa điểm kinh doanh không được cấp phép hoặc trên mạng xã hội.

Bộ Y tế cũng vừa có dự thảo công văn gửi các Bộ: Ngoại giao, Công an, Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội về việc góp ý dự thảo Công văn về các nội dung:Điều chỉnh thời gian và phương thức cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần; phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh;bố trí nhân lực làm việc phù hợp với các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục