Theo Bộ Y tế, trung bình số ca mắc COVID-19 mới 7 ngày qua: 171.446 ca/ngày; Trong số các ca COVID-19 đang điều trị hiện có 4.435 ca nặng; Xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà thế nào?


Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 7.174.423 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 72.595 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 7.166.780 ca, trong đó có 3.683.171 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (916.456), TP. Hồ Chí Minh (577.598), Bình Dương (353.583), Nghệ An (315.448), Bắc Ninh (247.391).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 171.446 ca/ngày


Trung bình số ca mắc COVID-19 mới 7 ngày qua: 171.446 ca/ngày; F0 điều trị tại nhà ngày càng gia tăng tại nhiều địa phương trên cả nước

Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.685.988 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.435 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.503 ca;Thở ô xy dòng cao HFNC: 486 ca;Thở máy không xâm lấn: 115 ca;Thở máy xâm lấn: 325 ca; ECMO: 6 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 75 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.683 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.388.308 mẫu tương đương 82.126.716 lượt người, tăng 165.465 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 201.079.635 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 184.024.335 liều: Mũi 1 là 70.932.002 liều; Mũi 2 là 67.850.628 liều; Mũi 3 là 1.493.406 liều; Mũi bổ sung là 14.617.645 liều; Mũi nhắc lại là 29.130.654liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.055.300 liều: Mũi 1 là 8.751.174 liều; Mũi 2 là 8.304.126 liều.

Ca mắc COVID-19 tại Hà Nọi liên tiếp có xu hướng giảm

Thống kê của Bộ Y tế cho biết ngày 17/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 178.112 ca nhiễm mới tại 63 tỉnh, thành phố (có 124.725 ca trong cộng đồng).

5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh nhiều nhất là: Hà Nội (25.311), Nghệ An (10.511), Lào Cai (9.574), Phú Thọ (7.867), Bắc Ninh (5.020).

38 tỉnh, thành phố ghi nhận từ 1.000 ca- gần 4.900 ca.

Chủ trì buổi giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng – Phó Trưởng BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 thành phố cho biết những ngày qua, số ca mắc COVID-19 vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm, tỷ lệ bệnh nhân F0 nhập viện thấp, số ca tử vong giảm. Điều đó cho thấy thành phố đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Sở Y tế TP Hà Nội cho hay trong tuần qua trung bình Hà Nội ghi nhận 28.968 ca COVID-19/ngày. Trong đó, ngày cao nhất ghi nhận 31.899 ca, song, số ca bệnh có dấu hiệu giảm nhẹ.

Để thích ứng với tình hình mới, Sở Y tế Hà Nội đề xuất tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ, giám sát người có nguy cơ và nguy cơ cao; tăng tốc hơn nữa tiêm phủ mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người dân; tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt là khẩu trang và khử khuẩn, tự chăm sóc sức khỏe tại nhà… Các quận, huyện, thị xã tại Hà Nội tăng cường kiểm soát bệnh nhân tại địa bàn, trong đó theo dõi bệnh nhân trên nền tảng số để kịp thời chuyển tầng với bệnh nhân nặng; tăng cường cấp phát thuốc cho các đối tượng đủ điều kiện; quan tâm phòng, chống dịch bệnh theo mùa để tránh dịch chồng dịch…

Quản lý chất thải đối với F0 cách ly tại nhà thế nào?

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Hướng dẫn tạm thời về quản lý chất thải đối với trường hợp F0 cách ly tại nhà. Theo đó, tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo, điều tiết việc xử lý chất thải F0 tại các cơ sở xử lý chất thải y tế lây nhiễm. Việc xử lý chất thải F0 phải đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường…

Tất cả các loại chất thải rắn phát sinh của F0 điều trị tại nhà phải được quản lý như chất thải lây nhiễm, phân loại riêng biệt với chất thải sinh hoạt của người không nhiễm COVID-19 và thu gom theo hướng dẫn tại Công văn số 922/BYT-MT ngày 27/02/2022 của Bộ Y tế để chuyển tới điểm tập kết chất thải của F0 tại địa phương.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan tại địa phương phối hợp với chính quyền cấp xã, đơn vị quản lý hạ tầng khu vực nhà chung cư, cao tầng, khu đô thị và các tổ dân phố, cụm dân cư, Tổ COVID cộng đồng, các tổ chức đoàn thể tại địa phương,... thực hiện biện pháp thu gom chất thải về điểm tập kết tại địa phương để chuyển giao cho cơ sở xử lý chất thải y tế lây nhiễm.

Điểm tập kết chất thải của F0 tại địa phương do UBND cấp xã quy định, bảo đảm kết nối hiệu quả giữa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải để xác định vị trí, thời gian thu gom và quy mô tiếp nhận để phù hợp tình hình thực tế, bảo đảm an toàn giao thông, hạn chế hoạt động vào giờ cao điểm.

Đơn vị thu gom chất thải phối hợp với chính quyền cấp xã bố trí, trang bị thùng chứa chất thải của F0 có dấu hiệu cảnh báo, nhận biết theo quy định của Bộ Y tế để phân biệt với thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt tại các điểm tập kết; đảm bảo cứng, vững, có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu va chạm, không bị rơi, rò rỉ chất thải ra ngoài trong quá trình lưu giữ, vận chuyển và đặt tại nơi cao ráo, không ngập nước.

Tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương (khối lượng chất thải, trang thiết bị, nhân lực thực hiện), đơn vị thu gom chất thải phối hợp với chính quyền cấp xã để quy định tần suất thu gom phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh.

Trước đó, để tăng cường quản lý chất thải phát sinh từ các trường hợp F0 đang quản lý tại nhà, Bộ Y tế đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương triển khai các giải pháp tăng cường vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo kịp thời và an toàn phòng, chống dịch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp UBND cấp tỉnh kiểm tra việc vận chuyển, xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 theo thẩm quyền, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành và đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện quản lý chất thải phát sinh đối với các trường hợp F0 đang quản lý tại nhà.

Theo Báo SKDDS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục