Các nghiên cứu tại Đan Mạch, nơi các nhà khoa học giải mã trình tự gene của nhiều ca mắc hơn rất nhiều so với nơi khác trên thế giới, đã phát hiện rằng tái nhiễm biến thể BA.2 sau khi nhiễm BA.1 là có thể xảy ra nhưng khá hiếm.
Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy các phần tử virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu dữ liệu từ hơn 1,8 triệu ca mắc trong giai đoạn 3 tháng từ 11/2021 đến 2/2022, các nhà khoa học phát hiện chỉ 47 ca tái nhiễm biến thể BA.2 sau khi nhiễm BA.1. Hầu hết là người trẻ và chưa tiêm phòng.
Hiện vẫn chưa biết rõ khả năng miễn dịch với biến thể Omicron có thể kéo dài bao lâu và tốt đến mức nào. Nhưng một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với các mẫu máu nhiễm BA.1 cho thấy khả năng bảo vệ suy giảm trước BA.2.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine ngày 16/3, đánh giá mẫu máu của 24 người đã tiêm vaccine và tiêm mũi tăng cường cũng như chưa từng mắc COVID-19, với 8 người đã nhiễm virus trong thời gian gần đây, được cho là nhiễm BA.1 (tất cả đều đã tiêm phòng trừ 1 người).
Kết quả cho thấy người dễ bị tổn thương nhất trước biến thể BA.2 là người chưa tiêm và chưa nhiễm BA.1. Mũi tăng cường dường như hữu ích trong việc tăng lượng kháng thể trước cả hai biến thể BA.1 và BA.2 đối với người chưa từng mắc COVID-19.
Người được bảo vệ tốt nhất trước BA.2 là người đã tiêm mũi cơ bản, đã tiêm mũi tăng cường và đã từng mắc COVID-19. Nhìn chung, những người đã tiêm vaccine trong nghiên cứu trên và từng nhiễm (được cho là BA.1) có lượng kháng thể chống BA.2 cao hơn gấp 3 lần so với bất kỳ trường hợp nào khác.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều đó cho thấy có một khả năng miễn dịch tự nhiên chéo ở một mức độ nào đó chống BA.1 và BA.2. Câu hỏi còn bỏ ngỏ là khả năng bảo vệ của mũi tăng cường sẽ giảm đi nhanh đến mức nào.
Một nghiên cứu quy mô lớn hơn, dựa trên dữ liệu của những người đã tiêm phòng và đã mắc COVID-19 trên cả nước Qatar, công bố trên mạng ngày 22/3, cho thấy khả năng bảo vệ tốt nhất trước nguy cơ nhiễm Omicron (biến thể BA.1 hoặc BA.2) là từng mắc COVID-19 và tiêm mũi tăng cường gần đây.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng từ tháng 12/2021 đến tháng 2/2022 tại Qatar, người từng mắc COVID-19 giảm 46% nguy cơ nhiễm BA.2 Con số này là 54% đối với đã tiêm phòng đủ các mũi cơ bản và một mũi tăng cường gần đây. Cái gọi là miễn dịch "lai” (gồm 2 mũi vaccine và mắc COVID-19 trước đó) giúp giảm 55% nguy cơ tái nhiễm. Con số này lên tới 77% đối với người đã có miễn dịch "lai” cộng thêm mũi vaccine tăng cường gần đây.
Không nên coi nhẹ sự xuất hiện của BA.2, nhất là khi nhiều người dễ bị tổn thương có thể chưa nhiễm BA.1 và có thể mắc bệnh nặng khi nhiễm BA.2. Tuy nhiên, có một số dữ liệu cho thấy ít nhất là hiện tại, việc từng nhiễm Omicron có thể tạo một khả năng miễn dịch nào đó trước BA.2.
TheoBaotintuc
(HBĐT) -Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đến 16 giờ ngày 24/3, địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 2.398 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (Bệnh viện Đa khoa tỉnh bổ sung 97 ca).
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 16 giờ ngày 23/3, địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 2.607 trường hợp dương tính với SARS- CoV-2.
Sau 10 ngày kể từ thời điểm khởi phát triệu chứng đầu tiên, bệnh nhân Covid-19 mới được coi là an toàn.
(HBĐT) - Thời gian qua, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) tăng cường triển khai các kế hoạch, biện pháp phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và đồng lòng của người dân đã từng bước đẩy lùi dịch bệnh.
Việt Nam đang thí điểm triển khai giấy chứng nhận điện tử tiêm vaccine COVID-19 và hệ thống thông tin cấp chứng nhận tiêm chủng COVID-19.