(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch (PCD).


Cán bộ trạm y tế xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đo thân nhiệt cho người dân đếnkhai báo y tế.

Ngay từ khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát, có mức độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp, khó lường, Ban chỉ đạo (BCĐ) PCD Covid-19 xã đã kịp thời ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo sát với tình hình dịch bệnh ở địa phương. Xây dựng kịch bản cụ thể với từng mức độ, tình huống. Phát huy vai trò của các Tổ Covid-19 cộng đồng, tăng cường giám sát trường hợp có yếu tố dịch tễ, người từ địa phương khác vào địa bàn.

Đặc biệt, sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán, xác định nhiều lao động từ các địa phương trở về quê ăn Tết, nguy cơ dịch bệnh phát sinh trong cộng đồng rất cao, BCĐ xã đã chỉ đạo các Tổ Covid-19 cộng đồng, các thôn, xóm rà soát, lập danh sách hộ có con em đi làm xa trở về địa phương để kịp thời thông báo, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động gia đình cho con em khai báo y tế, test nhanh kháng nguyên khi về đến địa phương để kịp thời có biện pháp cách ly phòng dịch. Đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã cho biết: Các Tổ Covid-19 cộng đồng được củng cố, kiện toàn, mỗi tổ có từ 2 - 3 thành viên phụ trách từ 20 - 30 hộ. Hàng ngày, các tổ đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp PCD tại gia đình, kiểm soát chặt chẽ công dân ở địa bàn phụ trách, nhất là rà soát các trường hợp đi từ vùng dịch về, đôn đốc việc thực hiện khai báo y tế, theo dõi việc cách ly y tế theo quy định. Các tổ hoạt động có hiệu quả, thực sự trở thành cánh tay nối dài của cấp ủy, chính quyền trong công tác PCD.

Thực hiện chỉ đạo của ngành y tế về việc bảo vệ người già, người có bệnh nền, trẻ em chưa được tiêm vắc xin, trạm y tế xã đã rà soát, lập danh sách nhóm đối tượng nguy cơ cao chưa tiêm vắc xin để tuyên truyền, hướng dẫn công tác PCD tránh bị lây nhiễm, đồng thời vận động khám sàng lọc với những người đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng Covid-19. Xã cũng thành lập trạm y tế lưu động, phát huy vai trò của y tế thôn bản trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin người mắc Covid-19 điều trị tại nhà. Trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, trạm y tế xã chủ động triển khai các đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng. Đến nay, tỷ lệ tiêm vắc xin trên địa bàn xã đạt hơn 97%, tiếp tục tiêm mũi 3 khi có vắc xin và đủ thời gian theo quy định.

MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội xã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong PCD. Tham gia tích cực hoạt động Tổ Covid-19 cộng đồng, tổ tự quản tại các thôn, xóm. Phát huy vai trò giám sát của mỗi người dân trong việc quản lý người cách ly y tế tại nhà, người về từ vùng có dịch. Tổ chức thăm tặng quà, động viên, chia sẻ những khó khăn với lực lượng tuyến đầu. Trong đó, Hội LHPN, Đoàn thanh niên có nhiều hoạt động thiết thực chung tay PCD như: Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho các hộ bị cách ly. Hưởng ứng lời kêu gọi của UB T.Ư MTTQ Việt Nam, UB MTTQ xã và các thành viên tích cực vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ quỹ PCD Covid-19 xã.

Đồng chí Bùi Văn Đông cho biết thêm: Thời điểm trước Tết, số ca mắc Covid-19 cộng đồng trên địa bàn có ngày ghi nhận 20 - 30 ca, đến nay, số ca nhiễm có xu hướng giảm dần. Lũy kế đến nay, toàn xã có gần 600 người mắc Covid-19, trong đó chủ yếu điều trị tại nhà, khoảng hơn 70 người được điều trị cách ly, cơ bản không có ca diễn biến nặng. Tuy nhiên, BCĐ PCD Covid-19 xã xác định tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác PCD.


Đinh Hoà

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục