(HBĐT) - Kiểm soát được bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi và phấn đấu không có người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và cộng đồng. Đó là mục tiêu mà UBND tỉnh đề ra trong Kế hoạch phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2030.


Tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo nuôi định kỳ là giải pháp tốt nhất để đẩy lùi bệnh dại.Ảnh chụp tại xã Sào Báy (Kim Bôi).

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi rút dại gây ra, lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ chó, mèo. Người nhiễm vi rút dại khi đã xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì tỷ lệ tử vong gần như 100%. Những năm qua, mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn người phải đi tiêm phòng điều trị phơi nhiễm bệnh dại do bị chó, mèo cắn. Theo thống kê của ngành chức năng, trong giai đoạn 2013 - 2017, toàn tỉnh có trên 10 nghìn trường hợp bị chó nghi dại cắn phải điều trị, 16 ca tử vong do bệnh dại. Giai đoạn 2017 - 2021, toàn tỉnh đã ghi nhận 6 ổ dịch, làm 7 người tử vong. Tổng số người đi tiêm phòng và điều trị phơi nhiễm bệnh dại là 9.733 người. Chi phí cho điều trị dự phòng và phát sinh khác cho người đi tiêm phòng và điều trị phơi nhiễm với bệnh dại khoảng 9,7 tỷ đồng. Năm 2021, toàn tỉnh có 2.782 trường hợp phải điều trị phơi nhiễm với bệnh dại; trong 3 tháng đầu năm nay, con số này là 190 trường hợp.

Từ những thống kê đó cho thấy, mặc dù số người tử vong đã giảm dần nhưng có thời điểm tỉnh ta được coi là một trong những địa phương trọng điểm về bệnh dại. Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng Chăn nuôi và Thú y (CN&TY), Chi cục CN&TY tỉnh cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh có trên 117 nghìn con chó. Tuy nhiên, việc quản lý đàn chó nuôi của các cấp chính quyền cơ sở chưa chặt chẽ, một số địa phương chưa thống kê, quản lý đàn chó. Tình trạng nuôi chó thả rông, không xích nhốt, đeo rọ mõm vẫn phổ biến. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng, chống bệnh dại; một bộ phận người dân còn chủ quan, lơ là, không chấp hành các quy định về phòng, chống bệnh này. Đặc biệt, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó tại nhiều địa phương thấp nên tiềm ẩn nguy cơ bệnh dại có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Theo Trưởng phòng CN&TY Nguyễn Văn Tuấn, hằng năm, các địa phương triển khai chiến dịch tiêm phòng dại 2 đợt chính vào tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10. Nhưng thực tế tỷ lệ tiêm chưa đạt yêu cầu và có xu hướng năm sau giảm so với năm trước. Đơn cử như năm 2017, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại đạt trên 77% tổng đàn, năm 2018 và 2019 chỉ đạt hơn 69%, năm 2020 gần 59%. Năm 2021, tăng lên 65% nhưng vẫn thấp so với tổng đàn cần tiêm. Đáng nói là tỷ lệ tiêm đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 -2021 đề ra, đó là tiêm vắc xin dại phải đạt 85% tổng đàn chó, mèo.

Để tiến tới đẩy lùi bệnh dại, ngày 25/2/2022, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 34/KH-UBND về phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh không địa phương nào có nguy cơ cao về bệnh dại trên người; năm 2027, không địa phương nào có nguy cơ trung bình về bệnh dại trên người. Đến năm 2025, giảm 50% số người tử vong vì bệnh dại so với giai đoạn 2017 - 2021 và phấn đấu không còn người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030. "Thực hiện tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo hằng năm triệt để là cách tốt nhất để phòng, chống bệnh dại cho con người” - đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng phòng CN&TY, Chi cục CN&TY tỉnh nhấn mạnh.


Viết Đào


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục