Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 25/4 của Bộ Y tế cho biết có 7.417 ca mắc COVID-19 mới tại 60 tỉnh, thành; giảm gần 1.400 ca so với hôm qua. Trong ngày có gần 6.700 ca khỏi, 8 trường hợp tử vong. Trong ngày, Bắc Giang bổ sung 853 F0.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 24/4 đến 16h ngày 25/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.417 ca nhiễm mới, tất cả đều ghi nhận trong nước (giảm 1.395 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 5.327 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (941), Phú Thọ (493), Quảng Ninh (411), Yên Bái (410), Nghệ An (400), Hải Dương (394), Lào Cai (330), Tuyên Quang (282), Thái Nguyên (278), Gia Lai (261), Vĩnh Phúc (255), Thái Bình (212), Bắc Kạn (203), Hưng Yên (169), Đắk Lắk (160), Nam Định (144), Cao Bằng (140), Lâm Đồng (124), Hà Tĩnh (121), Quảng Bình (121), Hà Giang (114), Lạng Sơn (107), Bắc Ninh (96), Hà Nam (87), Quảng Trị (86), Hòa Bình (77), Vĩnh Long (74), Ninh Bình (72), Đà Nẵng (68), Sơn La (64), Bắc Giang (52), Lai Châu (52), Bình Dương (48), Thanh Hóa (47), Điện Biên (44), Quảng Nam (42), Bình Phước (42), Tây Ninh (41), Quảng Ngãi (38), Phú Yên (38), TP. Hồ Chí Minh (38), Đắk Nông (37), Bình Định (32), Bà Rịa - Vũng Tàu (32), Bến Tre (30), Cà Mau (18), Sóc Trăng (16), Bình Thuận (15), Khánh Hòa (10), Kiên Giang (9), Thừa Thiên Huế (9), Long An (7), Bạc Liêu (7), Trà Vinh (5), An Giang (4), Đồng Nai (3), Cần Thơ (3), Hậu Giang (2), Kon Tum (1), Đồng Tháp (1).

- Ngày 25/4/2022, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 853 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-488), Quảng Bình (-115), Quảng Ninh (-84).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+187), Gia Lai (+96), Hà Giang (+27).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.936 ca/ngày.

Ngày 25/4: Có 7.417 ca COVID-19 mới, thấp nhất trong khoảng hơn 5 tháng qua - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều 25/4

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.571.772 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.870 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.564.023 ca, trong đó có 9.089.943 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.541.683), TP. Hồ Chí Minh (608.048), Nghệ An (479.985), Bình Dương (384.609), Bắc Giang (383.239).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 6.685 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.092.760 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 664 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 523 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 65 ca

- Thở máy không xâm lấn: 19 ca

- Thở máy xâm lấn: 56 ca

- ECMO: 1 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 24/4 đến 17h30 ngày 25/4 ghi nhận 8 ca tử vong tại: Quảng Nam (4), Bình Thuận (1), Đắk Lắk (1), Kiên Giang (1), Tây Ninh (1)..

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 9 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.021 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Ghi nhận một số trường hợp có tổn thương gan trong nhóm liên quan đến trẻ mắc MIS-C
Gần 13% trẻ từ 13-17 tuổi luôn cảm thấy cô đơn, nhưng chỉ 30% phụ huynh hiểu các vấn đề lo lắng của con

Tình hình xét nghiệm 

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.491.851 mẫu tương đương 85.791.014 lượt người, tăng 1.520 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 24/4 có 209.325 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 212.600.099 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 194.590.198 liều: Mũi 1 là 71.434.025 liều; Mũi 2 là 68.597.436 liều; Mũi 3 là 1.505.754 liều; Mũi bổ sung là 15.209.921 liều; Mũi nhắc lại là 37.843.062 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.341.923 liều: Mũi 1 là 8.886.195 liều; Mũi 2 là 8.455.728 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 667.978 liều (mũi 1).

Trên thế giới

- Cả thế giới có 509.613.697 ca nhiễm, trong đó 462.508.631 ca khỏi bệnh; 6.243.548 ca tử vong và 40.861.518 ca đang điều trị (42.426 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 363.677 ca, tử vong tăng 1.250 ca.

- Châu Âu tăng 177.530 ca; Bắc Mỹ tăng 19.898 ca; Nam Mỹ tăng 7.748 ca; châu Á tăng 117.455 ca; châu Phi tăng 3.412 ca; châu Đại Dương tăng 37.634 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 21.987 ca, trong đó: Indonesia tăng 699 ca, Malaysia tăng 4.006 ca, Thái Lan tăng 14.994 ca, Philippines tăng 200 ca, Singapore tăng 2.044 ca, Myanmar tăng 16 ca, Lào tăng 0 ca, Campuchia tăng 28 ca, Đông Timor tăng 0 ca.

                                                 
   Theo báo SK&ĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục