(HBĐT) - Vừa qua, ê-kip y, bác sĩ khoa Ngoại tiết niệu – Nam học, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã cứu sống thành công một bệnh nhân nam 39 tuổi tại phường Kỳ Sơn (TP Hoà Bình) sau ba giờ chạy đua với tử thần. Một lần nữa khẳng định tay nghề và trình độ chuyên môn cao của đội ngũ cán bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh.


Bác sĩ Đặng Trần Thanh Liêm, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu – Nam học (Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám lại cho người bệnh.

Người bệnh N.V.L, 39 tuổi, tại phường Kỳ Sơn bị đâm xuyên thấu nội tạng sau thắt lưng trái dẫn đến mất máu ồ ạt, lâm vào tình trạng nguy kịch. Vết đâm xuyên thấu sau thắt lưng khiến cơ thể người bệnh tổn thương thận trái, vết thương lách, rách cơ hoành, rách màng phổi, tổn thương mạch máu nối lớn vị trí đại tràng góc lách, chấn thương thận.

Theo BS.CKII Đặng Trần Thanh Liêm, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu – Nam học, Trưởng kíp mổ cho biết: Đây là trường hợp chấn thương rất nặng, nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, da xanh, niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng căng. Bác sĩ phải dùng các biện pháp chuyên môn để nâng huyết áp và xử trí cấp cứu nhanh chóng để giành lại sự sống cho người bệnh.

Qua kiểm tra thấy người bệnh có vết thương hạ sườn trái khoảng 3cm, chẩn đoán vết thương thận trái, tràn dịch màng phổi trái, theo dõi vết thương thấu bụng giờ thứ 4. Ekip quyết định mổ. Kiểm tra quanh thận có nhiều máu cục, máu loãng. Sau làm sạch thấy vết thương thông với bể thận trái. Phương án được đưa ra là khâu phục hồi vết thương thận trái, làm sạch tổ chức quanh thận, cầm máu kỹ.

Tiếp tục kiểm tra vết thương vùng mạn sườn thấy vết thương làm thủng cơ hoành trái, rách màng phổi trái. Bác sĩ tiến hành khâu phục hồi cơ hoành trái, dẫn lưu màng phổi trái bằng sonde. Mở ổ bụng người bệnh có nhiều máu cục và khoảng 1000ml máu tươi, lách có vết thương 3cm đang rỉ máu và đứt một nhánh mạch mạc nối lớn vùng đại tràng góc lách. Ekip tiến hành khâu phục hồi lách, khâu kẹp cầm máu ở mạch máu lớn. Kiểm tra vùng bụng hết tổn thương, lúc này ekip tiến hành đóng ổ bụng. Quá trình phẫu thuật người bệnh được truyền 4 đơn vị máu. Sau 3h, người bệnh được cứu sống với các chỉ số sinh tồn cơ bản ổn định.

Bác sĩ Liêm khuyến cáo, vết thương thấu bụng là vết thương rất nguy hiểm. Ngay khi gặp người bị nạn, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu và cầm máu. Đây là biện pháp tốt nhất để cứu sống người bệnh. Tránh để người bệnh mất máu ồ ạt, dẫn đến sốc do mất máu có thể dẫn đến tử vong.

Nguyễn Tuyết 
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục