Tính từ 16 giờ ngày 21/5 đến 16 giờ ngày 22/5, cả nước ghi nhận 1.319 ca nhiễm mới COVID-19, giảm 138 ca so với ngày trước đó; Hà Nội có hơn 300 ca mắc mới.


Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc ca nhiễm SARS-CoV-2.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số mắc như sau: Hà Nội (347), Bắc Ninh (138), Vĩnh Phúc (90), Nghệ An (82), Yên Bái (61), Quảng Ninh (58), Tuyên Quang (51), Phú Thọ (50), Hải Dương (40), Thái Nguyên (39), Thái Bình (35), Đà Nẵng (33), Lào Cai (32), Nam Định (21), Hà Tĩnh (19), Quảng Bình (19), Lâm Đồng (19), Bắc Kạn (17), Cao Bằng (17), Hải Phòng (17), Hưng Yên (16), Hà Nam (13), Thanh Hóa (12), TP Hồ Chí Minh (12), Lạng Sơn (10), Hòa Bình (10), Sơn La (10), Bình Phước (7), Hà Giang (6), Quảng Trị (6), Bình Định (6), Gia Lai (5), Ninh Bình (4), Bến Tre (3), Bình Thuận (3), Bắc Giang (3), Lai Châu (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bình Dương (1), Thừa Thiên Huế (1), Cần Thơ (1), Hậu Giang (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: Phú Thọ (giảm 38), Hải Phòng (giảm 27), Hà Nội (giảm 23).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Bắc Ninh (tăng 138), Hải Dương (tăng 12), Cao Bằng (tăng 5).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 1.606 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.708.887 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.209 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.701.130 ca, trong đó có 9.399.229 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: Hà Nội (1.597.831), TP Hồ Chí Minh (609.176), Nghệ An (484.119), Bắc Giang (387.513), Bình Dương (383.761).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là8.945 ca.

Tổng số ca được điều trị khỏi là9.402.046 ca.

Ngày 22/5, cả nước khôngghi nhậnca tử vong do COVID-19.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là1 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.075 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 21/5, cả nước có 36.346 liều vaccinephòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccineđã được tiêm là 219.084.118 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 198.229.463 liều gồm: Mũi 1 là 71.472.206 liều; mũi 2 là 68.705.056 liều; mũi 3 là 1.506.133 liều; mũi bổ sung là 15.163.236 liều; mũi nhắc lại lần 1 là 41.317.426 liều; mũi nhắc lại lần 2 là 65.406 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.424.119 liều gồm: Mũi 1 là 8.926.085 liều; mũi 2 là 8.498.034 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 3.430.536 liều gồm: Mũi 1 là 3.406.264 liều; mũi 2 là 24.272 liều.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục