(HBĐT) - Chỉ trong vòng hơn 2 tuần, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã tiếp nhận 8 ca bị rắn cắn. Trong đó có những ca nặng bị nhiễm trùng, suy đa tạng, nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Nguyên nhân do người dân đã điều trị theo phương pháp dân gian như đắp lá thuốc, trích rạch vết thương… Theo khuyến cáo của ngành y tế, khi bị rắn độc cắn, gia đình cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được điều trị, tuyệt đối không nên tự điều trị hoặc điều trị theo phương pháp dân gian.


Cán bộ Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám bệnh nhân bị rắn độc cắn.

Ngày 20/6, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc (BVĐK tỉnh) tiếp nhận bệnh nhân nam 66 tuổi tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình) trong tình trạng khó nói, mệt nhiều, suy đa tạng, mu bàn tay bầm tím, hoại tử, nhiễm trùng do bị rắn độc cắn. Sau khi nhập viện cấp cứu, bệnh nhân được các bác sỹ cho dùng kháng sinh, hỗ trợ điều trị suy đa tạng, đặc biệt là suy gan, suy thận. Bác sỹ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc cho biết: Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng vì đã ở giai đoạn muộn, khi các tạng trong cơ thể bệnh nhân bị suy, đặc biệt là viết thương do rắn cắn đã ở giai đoạn hoại tử và nhiễm trùng nặng. Bệnh nhân này bị rắn cắn từ 4 ngày trước khi nhập viện, tuy nhiên bệnh nhân đã sử dụng biện pháp điều trị bằng lá thuốc dân gian đắp lên vết thương do rắn cắn. Vô hình chung làm cho tình trạng hoại tử, nhiễm trùng của vết thương càng nặng.

Theo thông tin của BVĐK tỉnh, bệnh nhân trên không phải là trường hợp cá biệt nhập viện trong giai đoạn bệnh chuyển nặng sau khi bị rắn cắn. Trước đó, bệnh viện đã tiếp nhận 1 trường hợp bệnh nhân 28 tuổi bị rắn hổ mang cắn vào ngón tay khi đang lấy củi ở vườn. Bệnh nhân nhập viện cũng trong tình trạng khó thở, vết thương hoại tử rất nặng. Ngoài ra, có 1 trường hợp bị rắn cắn vào cánh tay khi đang kéo điện cũng khá nặng và phải điều trị lâu dài. Bác sỹ Hoàng Công Tình chia sẻ: Hàng năm, vào mùa mưa, mùa hè, từ tháng 5 - 11, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc tiếp nhận nhiều trường hợp bị rắn cắn, không ít trường hợp đến viện trong giai đoạn muộn do bà con xử trí ban đầu không đúng, trích rạch vết thương do rắn cắn, điều trị bằng kinh nghiệm dân gian như rửa bằng lá thuốc, hoặc dùng các loại nước ngâm với một số cây để xoa lên vị trí cắn.

Theo các y, bác sỹ chia sẻ, những bệnh nhân khi bị rắn cắn đã tự điều trị, hoặc điều trị bằng kinh nghiệm dân gian khi nhập viện đều trong tình trạng vết thương hoại tử nặng, nhiễm trùng nặng hơn, tình trạng suy đa phủ tạng rất nặng. Khi đến viện điều trị phải thở máy, lọc máu, truyền huyết thanh kháng nọc, điều trị kháng sinh phổ rộng và quá trình điều trị rất khó khăn, tỷ lệ tử vong cao, chi phí điều trị rất lớn.

Bác sỹ Hoàng Công Tình cho biết: Việc sơ cứu ban đầu đối với bệnh nhân bị rắn cắn rất quan trọng, nó quyết định đến cách điều trị cũng như sự thành công trong các bước điều trị tiếp theo. Khi bị rắn cắn, bà con nên bình tĩnh, rửa vết thương bằng nước sạch với xà phòng, sau đó băng ép cố định vị trí bị rắn cắn, nhanh nhất cố gắng lưu lại được hình ảnh của rắn để thầy thuốc có thể định danh được loại rắn giúp có phương pháp điều trị tốt nhất. Đặc biệt, người dân không nên trích rạch vết rắn cắn hoặc nặn máu ở vị trí vết thương do rắn cắn, vì có nhiều trường hợp rắn cắn càng trích rạch càng nguy hiểm, như rắn lục cắn có thể gây rối loạn quá trình đông máu, việc cầm máu rất khó khăn, việc trích rạch càng làm tăng nguy cơ chảy máu. Bà con cũng không nên điều trị bằng các biện pháp dân gian như không tự ý đắp các loại lá cây hoặc bất cứ thuốc gì lên vị trí cắn, bởi khi điều trị không đúng, đến viện muộn thì độc tố sẽ xâm nhập vào cơ thể, gây suy đa phủ tạng, tại vị trí rắn cắn gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến an toàn bệnh nhân, gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này.


Đinh Hòa


Các tin khác


Nắng nóng cao điểm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh quá tải bệnh nhân 

Trong đợt nóng lần này, Hòa Bình là một trong những nơi thuộc vùng tâm nóng; 3 ngày qua (27 - 29/4), nhiệt độ luôn ở mức cao từ 39 - 42 độ C, có nơi xấp xỉ 43 độ C. Nắng nóng khiến nhiều người dân trong tỉnh phải nhập viện cấp cứu, dẫn đến quá tải tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục