(HBĐT) - Từ xa xưa, dân tộc Dao đã có nhiều bài thuốc nam gia truyền quý chữa được nhiều bệnh cho người dân. Với mong muốn giữ gìn và phát triển các bài thuốc gia truyền của dân tộc, lương y trẻ Triệu Thị Cúc (sinh năm 1996), xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) đang nỗ lực để giữ lửa cho nghề thuốc nam của người Dao.


Lương y Triệu Thị Cúc, Giám đốc HTX thuốc nam gia truyền dân tộc Dao Triệu Cúc, xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) nỗ lực gìn giữ, phát triển các bài thuốc nam gia truyền của dân tộc Dao.

Năm 2019, tốt nghiệp cao đẳng y học cổ truyền, Triệu Thị Cúc lựa chọn về quê hương để thực hiện ước mơ trở thành lương y bài chế thuốc nam gia truyền. Cúc chia sẻ: Sinh ra và lớn lên tại xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn - quê hương tôi có khí hậu thuận lợi để cây dược liệu sinh trưởng và phát triển. Mặc dù có nguồn dược liệu phong phú, đa dạng, song bà con địa phương chưa có phương pháp canh tác phù hợp, thiếu sự liên kết trong sản xuất nên năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. May mắn của tôi là được học tập về y học cổ truyền, có cơ hội tìm hiểu sâu hơn các bài thuốc đông y, thuốc nam nên tôi ấp ủ dự định thành lập HTX để sản xuất cây và giống cây dược liệu, điều chế thuốc nam gia truyền của dân tộc Dao để chữa bệnh cho người dân, đồng thời tạo việc làm, nâng cao đời sống cho bà con Thung Dao Bắc.

Tháng 3/2022, HTX thuốc nam gia truyền dân tộc Dao Triệu Cúc được thành lập, vốn điều lệ 450 triệu đồng, gồm 15 thành viên. HTX thực hiện liên kết với người dân trong xóm Thung Dao Bắc để tiêu thụ dược liệu cho bà con. 100% thảo dược thiên nhiên, đảm bảo chất lượng, điều chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. HTX chủ động ứng dụng công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước đẩy mạnh hoạt động theo chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc nam dân tộc của HTX, hướng đến sự phát triển bền vững của nền y học cổ truyền dựa trên quy hoạch nguồn nguyên liệu theo nhu cầu thị trường. Thực hiện điều chế có kiểm soát để sản phẩm được kiểm tra, giám sát chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn của Bộ Y tế. Sản phẩm có truy xuất nguồn gốc cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường.

Hiện, các sản phẩm của HTX được tiêu thụ chính tại thị trường miền Bắc, chủ yếu là TP Hòa Bình, Hà Nội, Sơn La và Thái Bình. Tổng sản lượng thuốc nam, cây dược liệu, cây giống dược liệu tại HTX 1 năm đạt: thuốc cao uống 500 kg, thuốc sắc uống 500 kg, thuốc nhỏ, xịt 100 lít, thuốc tắm 500 kg, cây dược liệu 10.000 kg, cây giống dược liệu 500 cây, viên hoàn 500 kg. Tổng doanh thu dự kiến trong năm 2022 đạt trên 1 tỷ đồng.

Lương y Triệu Thị Cúc chia sẻ thêm: Thời gian tới, để tìm kiếm thị trường, HTX sẽ cử cán bộ đến các địa phương liên hệ và đặt hợp đồng cung ứng sản phẩm; kết nối với các đại lý, nhà phân phối thuốc đông y, cơ sở khám, chữa bệnh bằng thuốc đông y, chuỗi siêu thị mini tại một số thành phố. Chủ động đưa sản phẩm thuốc nam dân tộc Dao Hòa Bình tham gia các hội chợ, lễ hội, sự kiện xúc tiến thương mại. Đặc biệt, HTX đẩy mạnh bán hàng online trên các sàn thương mại điện tử. Khó khăn lớn nhất của HTX là đội ngũ cán bộ HTX còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm. Do đó, HTX mong muốn các cấp, các ngành, Liên minh HTX tỉnh tạo điều kiện để HTX có nhiều cơ hội tham gia các lớp đào tạo về thị trường, kỹ năng quản lý cho cán bộ, thành viên HTX. Bên cạnh đó, HTX cần đẩy mạnh liên kết và hợp tác với các HTX khác nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong SX-KD.


Thu Thủy


Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục