(HBĐT) - Trong cùng một tuần của tháng 8/2022, Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp nhận 2 bệnh nhân cấp cứu với tình trạng hết sức nguy kịch, báo động đỏ được kích hoạt, hội chẩn mổ phối hợp nhiều chuyên khoa Ngoại, Sản, hậu phẫu điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực 2, chăm sóc dinh dưỡng… đã cứu sống bệnh nhân.

Ca thứ 1: Bệnh nhân nam, 52 tuổi, nhập viện cấp cứu do ngã cao. Chẩn đoán lúc vào: Đa chấn thương, chấn thương gan vỡ hạ phân thùy V-VI-VII, trật khớp háng trái, gãy xương sườn VIII, IX, X, XI, XII - tràn máu, tràn khí khoang màng phổi hai bên, gãy gai ngang cột sống D12, L1, L2, L3, L4, L5 bên phải, gãy gai sau cột sống L4, L5, S1, đụng dập, rách mạc treo ruột non. Bệnh nhân được xử trí nắn trật khớp háng trái, dẫn lưu màng phổi hai bên, cắt nhiều đoạn ruột non, cắt gan theo tổn thương + nhét meche. Sau mổ chuyển khoa Hồi sức tích cực 2 điều trị: an thần thở máy, kháng sinh, dinh dưỡng, giảm đau, bù máu. Ngày thứ hai sau mổ, bệnh nhân được gây mê rút meches, đặt lại sonde dẫn lưu dưới gan. Quá trình điều trị, bệnh nhân xuất hiện tình trạng tiêu cơ vân, tăng men gan và suy thận ngày một tăng dẫn đến vô niệu phải duy trì lợi tiểu liều cao, lọc máu cấp cứu 6 lần. Hậu phẫu ngày thứ tư, rút được ống NKQ, thở oxy kính, bệnh nhân tỉnh, đáp ứng tốt. Ngày thứ sáu, rút dẫn lưu màng phổi trái, ngày thứ tám, rút màng phổi phải và dừng thở oxy kính. Chức năng gan, thận trở về ổn định. Đến ngày thứ mười hai, bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống được mặc áo nẹp cột sống và xuất viện.

Ca thứ 2: Bệnh nhân nữ, 17 tuổi, được tuyến dưới chuyển đến. Tình trạng lúc vào: Tỉnh, mệt, da niêm mạc rất nhợt, khó thở liên tục - khó thở 2 thì. Mạch nhanh nhỏ khó bắt, HA 000/000 mmHg, nhịp thở 30 lần/phút. Bụng chướng vừa, ấn đau khắp thành bụng, phản ứng thành bụng (+). Xét nghiệm: hồng cầu 1,5 triệu, Hb 36 g/l, HCT 12,2%, bạch cầu 21,7 nghìn. Siêu âm: nhiều dịch máu trong ổ bụng, thai 19 tuần ngừng phát triển. Bệnh nhân được hồi sức tích cực, mổ cấp cứu cắt tử cung, truyền các chế phẩm máu kịp thời, trong mổ ổ bụng tràn ngập máu (2200ml máu tự do và 800ml máu cục), tử cung đôi, 1 thai 19 tuần đã chết còn nguyên trong bọc ối chui ra khỏi chỗ vỡ vị trí mặt sau tử cung bên trái, tử cung bên phải còn nguyên vẹn. Tiến hành cắt tử cung bên trái đã vỡ, bảo tồn tử cung bên phải lành. Trong mổ, truyền 6 đơn vị máu 350 ml và 3 đơn vị huyết tương 200ml, bù lượng dịch máu đã mất. Chuyển Hồi sức tích cực 2, tiếp tục được chăm sóc. Hậu phẫu ngày thứ tám, ổn định, tư vấn các nguy cơ và biện pháp tránh thai phù hợp, xuất viện. 


Bệnh nhân trước khi ra viện và phẫu thuật viên trực tiếp ca mổ.

Bàn luận

"Quy trình báo động đỏ bệnh viện” là xử trí cấp cứu tối khẩn cấp, áp dụng cho những trường hợp cấp cứu cần can thiệp mới hy vọng cứu sống bệnh nhân. Lợi thế quy trình "báo động đỏ” là huy động nhiều chuyên khoa, tập trung phương tiện, kỹ thuật cứu bệnh nhân trong thời gian vô cùng ngắn. Thay vì nhanh nhất là khoảng 30 phút như quy trình bình thường, "báo động đỏ” chỉ cần 5 - 10 phút là có thể chuyện bệnh nhân từ phòng cấp cứu lên ngay phòng mổ.

Theo y văn, đa chấn thương là bệnh nhân có từ 2 tổn thương nặng trở lên ở các vùng hoặc cơ quan khác nhau, trong đó có ít nhất 1 tổn thương đe dọa đến tính mạng bệnh nhân (gây rối loạn chức năng hô hấp - tuần hoàn), trong khi đó bệnh nhân số 1, ở rất nhiều cơ quan trên cơ thể gồm chấn thương ngực, bụng, cột sống và khớp háng. Các chuyên khoa đã sử trí trong cùng một thời điểm tại phòng mổ: Dẫn lưu màng phổi tối thiểu và nắn trật khớp háng của khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình; cắt đoạn ruột non dập vỡ lập lại lưu thông, cắt gan vỡ theo tổn thương, nhét meche cầm máu diện gan vỡ, của khoa Ngoại tổng hợp, chuyên khoa Ngoại thần kinh được hội chẩn, thống nhất dùng áo nẹp cột sống cho bệnh nhân. Hồi sức sau mổ cho bệnh nhân cũng là một trong các vấn đề nan giải, bệnh nhân xuất hiện tình trạng tiêu cơ vân, tăng men gan và suy thận ngày một tăng dẫn đến vô niệu phải duy trì lợi tiểu liều cao, lọc máu cấp cứu 6 lần.

Bệnh nhân số 2, là một tình trạng sốc mất máu do vỡ tử cung. Sốc là một hội chứng lâm sàng xảy ra do giảm tưới máu tổ chức dẫn tới thiếu oxy tổ chức và tổn thương tế bào. Sốc do giảm thể tích máu là hậu quả của tình trạng giảm tiền gánh do mất thể tích dịch trong lòng mạch (có thể do mất máu toàn phần hoặc chỉ mất dịch hoặc huyết tương). Theo mô tả trong cách thức phẫu thuật, máu mất trong ổ bụng 2200 ml máu loãng và 800g máu cục. Với số lượng máu mất rất lớn có thể gây đông máu rải rác trong lòng mạch và mất fíbrin máu, rối loạn đông máu. Rất may mắn, nguyên nhân gây chảy máu là chỗ vỡ tử cung dị dạng được sử trí kịp thời, khối lượng máu đã mất bù lại đủ, tình trạng rối loạn đông máu không xảy ra, đã cứu sống bệnh nhân.

Chăm sóc hậu phẫu, dinh dưỡng đủ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng của chuyên khoa Dinh dưỡng, nhất là bệnh nhân số 1, có mổ ổ bụng, liên quan đến đường tiêu hoá. Vận động sớm sau mổ, bilan dịch ra - dịch vào, được đánh giá hàng ngày, ăn sớm đảm bảo năng lượng giúp bệnh nhân chóng hồi phục.

Nhân hai trường hợp nguy kịch được cứu sống cho thấy trình độ đội ngũ y bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày càng vững vàng, điều kiện cấp cứu, hồi sức và chăm sóc sau mổ tốt cũng như quy trình "báo động đỏ” thống nhất đã từng bước nâng cao uy tín của Bệnh viện đa khoa tỉnh.


TTUT. TS.BS. Nguyễn Hoàng Diệu

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục