(HBĐT) - Bệnh viện đa khoa tỉnh hàng năm vẫn tiếp nhận các ca bệnh uốn ván nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thậm chí có thời điểm điều trị 3-4 bệnh nhân uốn ván thở máy cùng lúc.


Hiện tại, chúng tôi đang điều trị 1 bệnh nhân uốn ván là nam giới 66 tuổi, khi nhập viện trong tình trạng tím tái, sắp ngừng thở, người cứng như gỗ, co giật toàn thân trên nên có cứng, hai hàm răng cắn chặt, không nuốt, không ho khạc được, không đặt được ống thở (nội khí quản). Bệnh nhân nhanh chóng được mở khí quản cấp cứu, thở máy, dùng thuốc an thần, giãn cơ, điều trị và chăm sóc tích cực. Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng tiên lượng sẽ phải thở máy và phục hồi chức năng dài ngày, mới có hy vọng sống sót.

Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Tỷ lệ tử vong chung do uốn ván có thể đến 90%, uốn ván rốn sơ sinh tử vong trên 95%. Ngoại ra, nếu bệnh nhân sống sót thường để lại di chứng nặng nề, quá trình điều trị khó khăn và tốn kém.

Các y, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh mở khí quản cấp cứu, tạo đường thở cho bệnh nhân (tháng 9/2022).

Đường lây nhiễm bệnh uốn ván? Nha bào uốn ván (ở trong bụi, nước và đất bẩn, phân gia súc - gia cầm) xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương ở da và niêm mạc: dẫm phải đinh - gai, vết bỏng, vết thương hở, vét thương dập nát bẩn, viêm chân răng, sâu răng, viêm tai giữa…

Tại sao đã có vắc xin phòng uốn ván mà số ca bệnh vẫn xảy ra hàng năm và bệnh nhân chủ yếu là nam giới trong độ tuổi lao động? Vắc xin uốn ván đã được đưa vào chương trình tiêm chủng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên và phụ nữ thời kỳ sinh đẻ. Vắc xin uốn ván không tạo ra miễn dịch suốt đời, nên cứ sau 10 năm phải tiêm nhắc lại 1 liều để duy trì kháng thể trong máu. Nam giới trong độ tuổi lao động đa số chưa tiêm phòng vắc xin uốn ván hoặc đã tiêm nhưng không tiêm nhắc lại sau 10 năm nên không còn kháng thể, rất dễ bị uốn ván.

Cách phòng ngừa bệnh uốn ván? Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giúp phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho cả mẹ và con. Sau khi tiêm vắc xin cho phụ nữ có thai, kháng thể hình thành trong cơ thể mẹ sẽ truyền cho thai nhi để bảo vệ cho trẻ không bị mắc uốn ván sơ sinh, đồng thời kháng thể này cũng bảo vệ cho chính bà mẹ trong quá trình sinh đẻ. Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn, liệu trình cơ bản gồm 3 – 4 mũi (3 mũi cách nhau 1 tháng, mũi thứ 4 sau mũi 3 từ 16 - 18 tháng) và sau 10 năm lại tiêm nhắc lại 1 mũi.

 

Xử trí các vết thương để phòng ngừa uốn ván? Rửa vết thương bằng nước sạch. Sát trùng vết thương bằng các dung dịch sát trùng. Để hở vết thương, không để vết thương tạo đường hầm, không bịt kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết thương. Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng vắc xin uốn ván hoặc huyết thanh trung hòa độc tố uốn ván.

Khi có biểu hiện bệnh uốn ván, cần làm gì? Cần đến ngay cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc. Điều trị uốn ván chủ yếu bằng: Thở máy, an thần, giãn cơ, dùng huyết thanh trung hoà độc tố uốn ván, kháng sinh phòng bội nhiễm vi khuẩn, dinh dưỡng và phục hồi chức năng.

 


Tiến sĩ - Bác sĩ Hoàng Công Tình

(Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh)


Các tin khác


Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Hội thi đánh giá năng lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên năm 2022

(HBĐT) - Trong 2 ngày (21 - 22/9), Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức thành công vòng I Hội thi Đánh giá năng lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên (KTV) năm 2022.

Trên 1.200 người đăng ký tham gia hiến máu tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 22/9, tại nhà văn hóa huyện Kim Bôi, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh, BCĐ Vận động HMTN huyện Kim Bôi phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội HMTN đợt II năm 2022.

Tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin nhằm chủ động phòng, chống dịch Covid-19 

(HBĐT) - Trước tình hình các ca mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng trở lại, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh xác định nhiệm vụ trọng tâm là đẩy nhanh hơn nữa công tác tiêm chủng vắc xin; khắc phục tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; bảo đảm nhân lực y tế; tăng cường tuyên truyền, nâng cao hơn nữa ý thức PCD...

Bộ Y tế đề xuất áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề y 100%

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, chế độ tiền lương, thu nhập đối với cán bộ y tế còn nhiều khó khăn nên đã có tình trạng nghỉ việc, bỏ việc của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế khu vực công lập. Bộ Y tế đề xuất với Chính phủ áp dụng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng, y tế cơ sở.

Ngày 17/9, Việt Nam có 2.479 ca mắc mới COVID-19

Ngày 17/9, Việt Nam có 2.479 ca mắc mới COVID-19, thêm 1 ca tử vong do COVID-19 tại Ninh Bình.

Hơn 11 nghìn cơ sở y tế tra cứu thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp

Hơn 11 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc đã tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp phục vụ khám, chữa bệnh theo hình thức này. Như vậy, khoảng 88% tổng số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã thực hiện gần 1,8 triệu lượt tra cứu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục