(HBĐT) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) được xem là một trong những vấn đề đáng quan tâm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Tại huyện vùng cao Đà Bắc cũng ghi nhận các trường hợp tảo hôn, sinh con chưa đủ độ tuổi và HNCHT, chủ yếu trong vùng ĐBDTTS. Nhằm giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tình trạng này, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch, tập trung chỉ đạo thực hiện đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và HNCHT trong vùng ĐBDTTS” trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025 với những mục tiêu, giải pháp cụ thể.


Cán bộ trạm y tế xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc tuyên truyền về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sức khỏe sinh sản cho người dân trên địa bàn. 

Mục tiêu của huyện là giảm ít nhất 2 - 3%/năm trường hợp tảo hôn, đến năm 2025 xóa bỏ tình trạng kết hôn cận huyết thống đối với các địa bàn, DTTS có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống cao. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cấp ủy Đảng, chính quyền. Bởi thực tế, tỷ lệ tảo hôn tại huyện có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây. Năm 2021, huyện có 33 trường hợp tảo hôn, sinh con dưới 18 tuổi, tăng 16 trường hợp so với năm 2020; tỷ lệ tảo hôn là 21,1% và 2 trường hợp HNCHT. Từ đầu năm 2022 đến nay, huyện ghi nhận  6  trường hợp tảo hôn, sinh con dưới 18 tuổi, tập trung ở 7 xã: Tú Lý, Vầy Nưa, Tiền Phong, Trung Thành, Tân Pheo, Mường Chiềng và Nánh Nghê. 

Đồng chí Đinh Thị Năm, Trưởng phòng Dân tộc huyện cho biết: Nguyên nhân tình trạng tảo hôn và HNCHT trong ĐBDTTS còn cao chủ yếu do nhận thức của người dân. Huyện xác định để đạt được mục tiêu đề án đề ra, cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện đề án. Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật, truyền thông vận động, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho người dân; vận động xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong hôn nhân còn tồn tại ở ĐBDTTS. Đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong vùng ĐBDTTS tham gia tuyên truyền, vận động người dân. 

Triển khai các hoạt động cụ thể, UBND huyện chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với UBND các xã có tỷ lệ tảo hôn, HNCHT cao xây dựng 7 mô hình tuyên truyền, vận động can thiệp nhằm giảm thiểu nạn tảo hôn và HNCHT. Trong đó, chú trọng tuyên truyền pháp luật về hôn nhân - gia đình, hậu quả do tảo hôn, HNCHT mang lại… Bằng các hình thức tuyên truyền như hội nghị, hội thảo, lồng ghép tuyên truyền, vận động người dân qua giao lưu văn nghệ, hoạt động hòa giải, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, các câu lạc bộ, tổ nhóm…, cấp phát hơn 100 bộ tài liệu tuyên truyền về tảo hôn, HNCHT tại các địa bàn vùng ĐBDTTS.  

"Công tác tuyên truyền được bao phủ tất cả các đối tượng, từ lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể cấp xã đến thôn, bản, người dân và lực lượng tuyên truyền viên. Chúng tôi cũng chú trọng tuyên truyền cho thanh thiếu niên, học sinh, những người trong độ tuổi kết hôn, sinh sản. Ngoài hình thức tuyên truyền qua hội họp, tư vấn, tờ rơi, pano, áp phích… tập trung vào các hoạt động của đoàn thanh niên, hoạt động ngoại khóa trong các trường học. Bên cạnh đó, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng là những cánh tay nối dài để giúp cán bộ tuyên truyền, vận động người dân. Vì vậy, đây là những đối tượng cần "đi trước một bước” trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của họ” - đồng chí Đinh Thị Năm cho biết thêm. 

Song song với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, UBND huyện Đà Bắc chỉ đạo các ngành chức năng, nhất là ngành y tế tăng cường tư vấn tiền hôn nhân, xét nghiệm các bệnh có nguyên nhân từ HNCHT như Thalasemia tại cộng đồng để sàng lọc người mang gen bệnh. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn. 

Phương Linh

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục