(HBĐT) - Trong 2 ngày 12 - 13/7, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế tổ chức khoá đào tạo chăm sóc trẻ em bằng phương pháp Kangaroo. Tham dự có TS.Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng 35 học viên đến từ Bệnh viện Đa khoa các tỉnh: Đắc Nông, Điện Biên, Lạng Sơn, Lào Cai, Hoà Bình, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Giảng viên tại chương trình là BS.Trần Thị Thanh Hồng và BS.Trương Thị Thùy Thảo đến từ Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.




Quang cảnh khoá đào tạo.

Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo (Kangaroo Mother Care - KMC) là một phương pháp y học thích ứng được lựa chọn để chăm sóc trẻ đẻ non/nhẹ cân bằng cách đặt trẻ nằm tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy KMC giúp làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ, phòng tránh hạ thân nhiệt, giảm suy hô hấp, tuần hoàn, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn, thiết lập sớm và tăng cường sự gắn bó mẹ - con, tăng cường sự phát triển toàn diện cho trẻ từ những "ngày vàng” đầu đời của trẻ.

Tại khoá đào tạo KMC, học viên được hướng dẫn tự đánh giá cơ sở vật chất, xây dựng kế hoạch hành động chi tiết và khả thi để triển khai KMC tại tỉnh; tập huấn lâm sàng KMC cho giảng viên tuyến tỉnh, hỗ trợ nhóm giảng viên tuyến tỉnh tiến hành huấn luyện lâm sàng KMC tại tỉnh sau khi được tập huấn. Đồng thời, học viên được thảo luận, đưa ra giải pháp để cải thiện kết quả điều trị cho trẻ non tháng nhẹ cân. Mục tiêu chung nhằm duy trì cải thiện thực hành chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm tại bệnh viện.

Khoá đào tạo thuộc giai đoạn I của chương trình hỗ trợ đào tạo chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo do WHO tài trợ. Giai đoạn này chủ yếu tập huấn cho cán bộ y tế về cách đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu, nhân lực, thu thập số liệu về bà mẹ, trẻ sơ sinh nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc triển khai KMC tại đơn vị. Giai đoạn II của của chương trình dự kiến diễn ra trong 5 ngày tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng sẽ tập huấn chuyên môn về KMC cho cán bộ y tế.


Nguyễn Tuyết 
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


TP Hồ Chí Minh: Phát hiện hai trường hợp bệnh nhi nguy kịch do mắc bệnh não cấp hiếm gặp

Sáng 6/7, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, chỉ trong vòng một tháng, khoa Hồi sức tích cực Nhiễm tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp mắc hội chứng động kinh co giật nửa người - liệt nửa người (hemiconvulsion-hemiplegia-epilepsy (HHE) syndrome). Đây là một bệnh hiếm gặp.

Sở Y tế triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

(HBĐT) - Ngày 5/7, Sở Y tế tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Bị rắn hổ mèo cắn, bé trai sốc nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân

Chiều 4/7, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi bị rắn hổ mèo cắn, trong đó có trường hợp phát hiện muộn, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.

Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Giám định chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm quản lý, sử dụng quỹ BHYT minh bạch, công khai, bảo đảm quyền lợi người tham gia. Trong đó, việc đưa vào vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT.

Các mức đóng, hưởng BHYT thay đổi như thế nào từ 1/7/2023?

Bạn đọc hỏi: Các mức đóng hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) thay đổi cụ thể như thế nào từ 1/7/2023?

Từ 15/8, giá giường bệnh theo yêu cầu cao nhất là 4 triệu đồng

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở y tế công lập. Theo đó, giá giường bệnh theo yêu cầu ở các cơ sở y tế công lập cao nhất là 4.000.000 đồng/giường, thấp nhất không quá 1.000.000 đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục