Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, dẫn đến thức ăn dễ bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản thích hợp.


Khoa Hồi sức truyền nhiễm chăm sóc người bệnh tại khoa. (Ảnh minh họa)

Các vụ nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn đã xảy ra nhiều nơi và gây ra những vụ dịch lớn, nghiêm trọng thời gian vừa qua.

Mới đây, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân L.V 56 tuổi, đến từ Hải Dương. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, khó thở nhẹ, mạch nhanh, huyết áp tụt, phụ thuộc thuốc vận mạch, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, đau quặn bụng quanh rốn…

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, biến chứng sốc (hay còn gọi là shock nhiễm khuẩn cửa vào đường tiêu hoá), tổn thương thận cấp.

Theo lời kể, sau khi ăn bánh cuốn, bệnh nhân đột ngột xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều, nôn ra thức ăn, dịch dạ dày, đau quặn bụng từng cơn, đau bụng liên tục, đại tiện phân lỏng nhiều lần, phân vàng, không có bọt, sốt nhẹ, toàn thân gai rét. Ngoài ra ý thức tỉnh táo, không đau đầu, đau ngực, tiểu tiện bình thường.

Nhờ phát hiện sớm các triệu chứng, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện kịp thời, chẩn đoán, điều trị đúng, tích cực bằng phác đồ điều trị: hồi sức chống shock, kháng sinh, cân bằng điện giải kiềm toan, dinh dưỡng tích cực, bệnh nhân đã khỏi bệnh và ra viện sau 5 ngày điều trị.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Thế, Chủ nhiệm khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn nếu chủ quan có thể có các biểu hiện rất nặng, thậm chí có nhiều trường hợp đến với chúng tôi vào giai đoạn muộn trong tình trạng suy đa tạng dẫn đến tử vong.

Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường ăn uống, khi ăn phải những thực phẩm, nguồn nước có chứa vi khuẩn gây bệnh. Các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xuất phát từ những thực phẩm vệ sinh kém, là môi trường thuận lợi khiến người bệnh dễ dàng mắc bệnh.

Người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá thường xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn khoảng 6-24 giờ, bao gồm: Đi ngoài phân lỏng, phân nát, có lúc bị táo bón; buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc chướng bụng; cảm giác buồn ăn nhưng không ngon miệng; sốt, mệt mỏi, suy nhược; đau đầu, chóng mặt; mất nước và điện giải, vã mồ hôi.

Tiến sĩ Thế khuyến cáo, để phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá chúng ta cần: Ăn chín, uống sôi, tránh sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn; tránh sử dụng các loại thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc; rửa tay với xà phòng thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻ

Khi gặp phải các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, quý vị nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp tránh để lại các biến chứng đe doạ tính mạng.

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Xã Bảo Hiệu: Gia tăng tình trạng sinh con thứ 3 trở lên

Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn xã Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) có chiều hướng gia tăng, nhất là trong cán bộ, đảng viên. Thống kê của Trạm y tế xã cho thấy, năm 2021, toàn xã có 106 trẻ được sinh ra, trong đó 14 trẻ là con thứ 3; năm 2022 có 97 trẻ được sinh, 17 trẻ là con thứ 3 (5 trường hợp sinh con thứ 3 là cán bộ, đảng viên); năm 2023 có 109 trẻ sinh, 16 trẻ là con thứ 3 (3 trường hợp sinh con thứ 3 là cán bộ, đảng viên); 4 tháng đầu năm 2024, toàn xã có 62 trẻ sinh, 9 trẻ là con thứ 3 (3 trường hợp sinh con thứ 3 là cán bộ, đảng viên).

Truyền thông “Ngày vệ sinh kinh nguyệt thế giới năm 2024”

Sáng 28/5, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Việt Nam tổ chức hoạt động truyền thông "Ngày vệ sinh kinh nguyệt thế giới năm 2024” với chủ đề "Biến điều khó nói thành điều bình thường”. Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại hơn 300 điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tham dự chương trình có bà Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.

Ký kết thoả thuận tài trợ an sinh xã hội máy chụp cắt lớp cho bệnh nhân Bệnh viên đa khoa tỉnh

Ngày 28/5, Agribank Chi nhánh tỉnh Hoà Bình phối hợp với Bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức ký kết thoả thuận tài trợ an sinh xã hội máy chụp cắt lớp cho bệnh nhân Bệnh viện đa khoa tỉnh. Tham dự có đại diện lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở Y tế.

Đảm bảo vắc xin thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng

Thời điểm từ tháng 11/2023, đầu năm 2024, tình trạng thiếu vắc xin phòng bại liệt (IPV) và vắc xin 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh. Đến nay, tỉnh đã được phân bổ các loại vắc xin để thực hiện tiêm chủng thường xuyên cho trẻ trong năm 2024 và tiêm bù, tiêm vét cho trẻ chưa được tiêm trong năm 2023.

Tăng cường bảo đảm an toàn và phòng chống ngộ độc thực phẩm

Sáng 21/5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng chống ngộ độc thực phẩm (NĐTP). Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo ATTP tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Cảnh giác với những chiêu trò bán thuốc chữa bệnh qua truyền miệng

Trong một lần đi tập thể dục, bà Nguyễn Thị Đ. ở phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình quen một người tự giới thiệu là bác sỹ, thầy thuốc nam và chữa được nhiều loại bệnh. Sau khi trò chuyện, xem mặt, tay bà, người xưng là bác sỹ cho bà biết thân thể của bà tốt nhưng có bệnh về mắt, đồng thời giới thiệu bài thuốc chữa bệnh mắt rất tốt, đã chữa cho nhiều người, có người già vẫn xỏ được kim khâu. Nghe lời nói như rót mật, bà Đ. tin và hẹn hôm sau mua thuốc. Bà Đ. mua hết hơn 3 triệu đồng. Vài hôm sau bà mua thêm 14 triệu đồng tiền thuốc. Sau một thời gian uống bà Đ. không thấy khỏi nhưng cũng không tìm thấy người bán thuốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục