Bác sỹ khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) điều trị cho bệnh nhân.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến hết tháng 9/2024, toàn tỉnh không ghi nhận bất kỳ trường hợp nghi ngờ, mắc nào với các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm nhóm A như: cúm A (H7N9, H5N1...), tả... Với các bệnh truyền nhiễm khác, ghi nhận 2.901 ca mắc cúm, 1.091 ca bệnh tiêu chảy, 377 ca bệnh thuỷ đậu, 86 ca tay chân miệng, 46 ca sốt xuất huyết tại 20 ổ dịch, 37 ca quai bị...
Trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi như: viêm mũi, viêm họng cấp, viêm VA, viêm amidan cấp hoặc hốc mủ, viêm xoang... Các bệnh về tiêu hóa thường gặp có 2 loại là tiêu chảy thường và tiêu chảy cấp. Tiêu chảy cấp do vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng hoặc do nhóm virus đường ruột gây ra. Bệnh tiêu chảy do virus rota thường xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây hại cho trẻ.
Chị Nguyễn Thị Thuỷ, xã Cao Sơn chăm sóc con nhỏ 8 tháng tuổi tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc chia sẻ: Thời tiết giao mùa lúc nóng, lúc lạnh như hiện nay khiến con tôi bị ho, sốt cao phải nhập viện điều trị, các bác sỹ chẩn đoán cháu bị viêm phổi. Do gia đình đưa cháu đến viện kịp thời nên sau 3 ngày cháu đã cắt sốt, giảm ho, sức khoẻ dần ổn định.
Anh Bùi Văn Ninh, huyện Kim Bôi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Tôi thấy mệt mỏi, sốt cao 2 ngày không hạ nên đến bệnh viện khám và được các bác sỹ cho nhập viện điều trị. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sỹ chẩn đoán tôi bị sốt xuất huyết. Điều trị 1 tuần sức khoẻ tôi đã ổn định...
Để nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch bệnh, ngành Y tế đã chủ động phối hợp các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trong đó tập trung vào việc giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm cao. Đồng thời, tăng cường các biện pháp tuyên truyền cho người dân để chủ động phòng, chống dịch; chủ động tiêm vắc xin cho những loại bệnh đã có thuốc dự phòng.
Đồng chí Trần Phúc Quỳnh, Phó trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Thời tiết giao mùa là thời điểm một số bệnh truyền nhiễm có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là dịch sốt xuất huyết. Vì vậy, trung tâm đã chủ động chỉ đạo tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở y tế và cộng đồng để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân, xử lý kịp thời ổ dịch, không để lây lan ra diện rộng. Cùng với đó, đơn vị xây dựng phương án, kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch xảy ra; kiện toàn đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch từ tuyến tỉnh đến huyện, xã; tổ chức tập huấn chuyên môn về công tác giám sát, điều trị bệnh; chuẩn bị vật tư, trang thiết bị, cơ sở vật chất sẵn sàng tiếp nhận cách ly điều trị bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Hương Lan
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 01, ngày 16/11/2020 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Mai Châu về tăng cường lãnh đạo phòng, chống tảo hôn (PCTH) giai đoạn 2020 - 2025, đến nay, tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện có chiều hướng giảm, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc được bảo tồn, giữ gìn và phát huy.
Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes vừa tổ chức lễ trao Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam (Vietnam Digital Awards) năm 2024. Ban tổ chức đã vinh danh 45 tổ chức, giải pháp chuyển đổi số xuất sắc trong toàn quốc. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình là một trong các đơn vị đạt giải thưởng với giải pháp "Bệnh án điện tử thay thế hồ sơ bệnh án giấy" tại hạng mục "Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc."