Tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế xảy ra từ sau dịch Covid-19 ở cả bệnh viện tuyến Trung ương và địa phương trên phạm vi cả nước. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì có nhiều, cả chủ quan và khách quan; từ đứt gãy nguồn cung do ảnh hưởng của dịch bệnh, đến cơ chế chính sách không còn phù hợp, rồi vai trò người đứng đầu không thật sự quyết liệt…
Cấp thuốc và hướng dẫn sử dụng cho người bệnh tại Bệnh viện Nội tiết trung ương.
Trong hơn hai năm qua, Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ, Quốc hội, cũng như phối hợp các bộ, ngành liên quan có cơ chế, chính sách nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai mua sắm thuốc, vật tư y tế. Các cơ chế, chính sách được điều chỉnh từ luật đến nghị định, thông tư.
Đến thời điểm này, về mặt cơ sở pháp lý cho công tác mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng thiếu cục bộ ở một số bệnh viện. Phần lớn các bệnh viện đã thực hiện đấu thầu, mua sắm được tới 95% số lượng thuốc cung ứng cho người bệnh, chỉ 5% chưa mua được nhưng các đơn vị lựa chọn thuốc thay thế, bảo đảm công tác điều trị cho người bệnh. Như Bệnh viện Nội tiết Trung ương, sau khi có phản ánh thiếu thuốc Hydrocortison 10 mg dạng uống, bệnh viện đã chỉ định thuốc thay thế là Methylprednisolon 4 mg, 16 mg; đồng thời lựa chọn được nhà thầu cung ứng thuốc Hydrocortison. Do vậy sẽ sớm có thuốc Hydrocortison đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh.
Sau khi nhận được phản ánh việc người bệnh điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vẫn phải bỏ tiền túi ra ngoài mua thuốc, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, sẽ yêu cầu giám đốc bệnh viện này báo cáo và sớm giải quyết, không để người bệnh phải ra ngoài mua thuốc, vật tư y tế. Người đứng đầu ngành y tế khẳng định "Mục tiêu của chúng tôi là lắng nghe ý kiến phản ánh để giải quyết một cách căn cơ vấn đề thiếu thuốc, giúp người dân không phải khó khăn, vất vả khi đi khám, chữa bệnh mà thiếu thuốc".
Bộ Y tế cho biết, Luật Đấu thầu, nghị định, thông tư hướng dẫn mới được ban hành có nhiều thay đổi so với quy trình cũ, thời gian đầu áp dụng không ít cơ sở y tế còn bỡ ngỡ, có cách hiểu chưa thống nhất khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, thậm chí còn lúng túng, e ngại trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Do vậy, thời gian tới, cần tiếp tục có những giải pháp về tập huấn, phổ biến các quy định mới của pháp luật; thường xuyên trao đổi, thảo luận để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của từng đơn vị, địa phương để có hướng dẫn góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, giúp các cơ sở y tế chủ động thực hiện công tác đấu thầu thuốc, thiết bị y tế.
Được biết ngay đầu năm 2025, Bộ Y tế sẽ ban hành "sổ tay hướng dẫn" quy trình, thủ tục đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế theo hướng "cầm tay chỉ việc" để các chủ đầu tư tham khảo, áp dụng.
Để giải quyết triệt để tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các quy định đã có, Bộ Y tế cũng cần phối hợp các bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các luật có liên quan; chủ động xây dựng các hướng dẫn mới về danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong trường hợp cần thiết; hướng dẫn về phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng; tiếp tục rà soát, cắt giảm đến mức thấp nhất các thủ tục hành chính trong việc thực hiện thủ tục đăng ký, gia hạn, cấp phép lưu hành đối với thuốc, thiết bị y tế.
Tại cuộc trao đổi với đại diện các cơ quan báo chí mới đây, người đứng đầu ngành y tế khẳng định, tháo gỡ những vướng mắc về mua sắm, đấu thầu, không thể giải quyết trong ngày một, ngày hai. Tuy nhiên, về mặt cơ sở pháp lý đến nay cơ bản đầy đủ. Nhưng để giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư ở bệnh viện thì ngoài cơ chế chính sách, điều quan trọng chính là việc tổ chức thực hiện ở các bệnh viện và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Các bệnh viện thực hiện đúng luật nhưng cũng cần linh hoạt và chủ động.
Theo Báo Nhân dân
Năm 2024, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 4/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng biện pháp thực hiện để duy trì mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con trong nội dung hương ước, quy ước của khu dân cư; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 (Chỉ thị số 12), trọng tâm là xây dựng các biện pháp, hình thức xử lý trường hợp vi phạm chính sách dân số (DS), sinh con thứ 3 trở lên, góp phần đạt mục tiêu trong Kế hoạch hành động số 56/KH-UBND, ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược DS Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh, đó là: Tiếp tục thực hiện giảm sinh, khẳng định đạt và duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa nhanh mức sinh chung của toàn tỉnh về mức sinh thay thế vào năm 2025.
Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán, tuy nhiên, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp tai nạn thương tích do pháo nổ.
Sáng 20/12, Sở Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) và các rối loạn sức khỏe tâm thần (SKTT) năm 2024.
Ngày 18/12, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát công tác tiêm chủng mở rộng, triển khai uống vắc xin Rota tại 2 xã Yên Quang, Mông Hóa (thành phố Hòa Bình).
Agribank Chi nhánh tỉnh Hoà Bình vừa phối hợp với Bảo hiểm Agribank Chi nhánh Hà Nội tổ chức khám tầm soát ung thư cho 30 khách hàng VIP sở hữu thẻ Abic care platinum tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc.
Xét nhu cầu thực tế của người bệnh đến khám, điều trị ngày càng tăng, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đưa bộ phận khám, chữa bệnh (KCB) theo yêu cầu tại tầng 2 khu nhà để xe của bệnh viện. Việc tổ chức lại hoạt động bộ phận KCB theo yêu cầu tạo điều kiện để người bệnh không phải chờ đợi lâu, giảm tải cho việc khám và điều trị của các khoa trong toàn viện.