Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…



Ảnh minh họa.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm. Bên cạnh thời tiết phía Bắc thường ẩm ướt, phía Nam thường nắng nóng, đây là những yếu tố thời tiết ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và lễ hội Xuân, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã lập 5 đoàn kiểm tra cấp trung ương tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố, trong đó lưu ý xử phạt nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm.

Riêng tại thành phố Hà Nội, một số hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm đã bị tăng tiền phạt gấp đôi từ ngày 1/1/2025, theo quy định tại Luật Thủ đô 2024 và Nghị quyết số 49/2024 của HĐND thành phố Hà Nội. 

Trên phạm vi cả nước, năm 2024, ngành y tế kiểm tra 354.820 cơ sở, phát hiện 22.073 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Lực lượng công an đã khởi tố 62 vụ (tăng gần 88%) với 97 bị can (tăng hơn 185%).

Cùng với việc lập 5 đoàn kiểm tra, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã đề nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiến thức về an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.

Đồng thời tăng cường trách nhiệm của chính quyền các cấp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm, phục vụ nhân dân trong Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân; để mọi người có quyền được sử dụng thực phẩm an toàn.

Đối với người tiêu dùng, Ban Chỉ đạo lưu ý không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng. Đồng thời không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng. Bên cạnh đó, không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng.

Người tiêu dùng lưu ý không chế biến quá nhiều thực phẩm, thức ăn trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc hỏng; không lạm dụng rượu, bia; không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm; tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm dại, nấm đã bị dập nát, hỏng.

Ban Chỉ đạo cũng lưu ý người tiêu dùng cần khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm theo quy định.


Theo TTXVN

Các tin khác


Số ca mắc sởi trong tuần của Hà Nội đã lên con số hàng trăm

Hà Nội ghi nhận thêm 101 ca mắc sởi trong tuần qua, dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới.

Ghi nhận một bé gái 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà ở Đồng Nai

Ngày 4/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp bé gái 4 tuổi tử vong do bệnh ho gà.

Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023.

Ngành Y tế triển khai 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025

Sáng 2/1, Sở Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Hồ sơ sức khoẻ điện tử - hướng tới sự hài lòng của người dân

Thời gian qua, ngành Y tế tích cực triển khai cải cách hành chính, chuyển đổi số (CĐS), hướng tới sự hài lòng của người dân. Trong đó, nổi bật là việc tích hợp sổ sức khỏe điện tử (SSKĐT) trên VNeID giúp giảm thiểu giấy tờ khi đi khám, chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở y tế, giúp người dân theo dõi, tự quản lý thông tin sức khỏe của mình, từ đó chủ động trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân.

Đề xuất lấy ngày 20/5 là Ngày Hiến tạng quốc gia

Bộ Y tế đề xuất Chính phủ lấy ngày 20/5 hằng năm là Ngày Hiến tạng quốc gia, nhằm tôn vinh nghĩa cử cứu người, đồng thời kêu gọi cộng đồng hiến tặng mô, tạng sau khi chết não.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục