Hạt dưa không chỉ bổ dưỡng mà còn tượng trưng cho sự tốt lành và đem lại 5 điều vui: Vui mắt, vui tai, vui miệng, vui tay và vui lòng. Vì thế, không ai muốn thiếu hạt dưa trong ngày Tết nhưng cần biết cách lựa chọn để an toàn cho sức khỏe

Thời gian gần đây, thông tin về việc cơ quan chức năng phát hiện một số sản phẩm hạt dưa nhuộm phẩm màu có chất Rhodamine B gây ung thư đã làm nhiều người lo ngại. Việc lo ngại này là  có cơ sở và hoàn  toàn  đáng được chia sẻ. Tuy nhiên, có người lo ngại đến mức bảo “Tết này đừng ăn hạt dưa nữa cho yên tâm” thì xem ra thật vội vàng.


Màu hồng đỏ của hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm thường đem lại sắc hồng tươi thắm cho đôi môi thiếu nữ, tạo nét duyên dáng ngày Xuân. Ảnh: K.HƯƠNG


Không hoang mang, hoài nghi


Vì sao vậy? Vì chỉ có hai trường hợp được phát hiện (một ở TP Đà Nẵng và một ở TPHCM), với số lượng không phải lớn và đã bị cơ quan chức năng xử lý, trong khi trên toàn quốc đang có hàng trăm, hàng ngàn cơ sở sản xuất hạt dưa khác mà sản phẩm có đủ các quy định về an toàn thực phẩm. Nói theo cách của Sở Y tế TPHCM thì đó chỉ là “một vài vết đen trên một bức tranh sáng sủa”. Dĩ nhiên là đây đó cũng có  thể còn có hạt dưa không an toàn  và chưa phát hiện được nhưng chắc chắn không thể vì “con sâu làm rầu nồi canh” mà vội hoang mang, hoài  nghi, làm oan cho tất cả hạt dưa trên thị trường.


Vấn đề là ngoài  việc trông chờ vào cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì chính người tiêu dùng phải có ý thức tự biết bảo vệ mình bằng cách chọn mua, chọn ăn như thế nào để không mua hay ăn phải loại  hạt dưa có nhiều nguy cơ nhuộm phẩm màu có chất Rhodamine B hoặc có thể có chất độc hại khác nữa.


Người  tiêu dùng cần biết hạt dưa được lấy từ quả dưa hấu, khi chế biến để bán thì nhà sản xuất làm ra hai loại là hạt dưa rang nhuộm đỏ và hạt dưa luộc màu đen. Trong quá trình chế biến hạt dưa rang nhuộm đỏ, nhà sản xuất có rưới dầu phộng và nước phẩm màu để vỏ hạt dưa vừa bóng vừa đỏ. Còn để chế biến hạt dưa đen thì nhà sản xuất dùng vỏ thân và lá (tươi hoặc khô) của cây phèn đen (Phylanthus reticulatus Poir) chế thành chất nhuộm màu đen, trộn chất nhuộm này với nước pha muối, hòa đều rồi cho vào chảo cùng với hạt dưa để luộc chín, đem phơi khô.


Nếu khi rang hoặc luộc mà nhà sản xuất không sử dụng phẩm màu thực phẩm hoặc nước nhuộm chế từ cây phèn đen mà dùng phẩm màu công nghiệp để nhuộm đỏ hoặc đen hạt dưa thì mới có nhiều nguy cơ gây độc hại. Cũng nên lưu ý là vỏ hạt dưa rất dày, vì thế việc nhuộm phẩm khó làm ảnh hưởng tới phần ruột bên trong.


Dấu hiệu phân biệt


Để khẳng định màu đỏ và màu đen trên vỏ hạt dưa là phẩm màu thực phẩm hay phẩm màu công nghiệp là việc làm cần đến các nhà chuyên môn. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng có thể phân biệt bước đầu từ các dấu hiệu sau đây:


- Hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu công nghiệp (dùng nhuộm vải sợi...) thường có màu sáng bóng, không bị nhòe phai, kể cả khi tiếp xúc với nước vẫn không bị lem lấm.


- Hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm có màu sắc tự nhiên, không quá đậm, không sáng bóng, dễ bị phai, nhòe khi gặp nước nên màu rất dễ lem vào tay hay da, môi khi sử dụng. Khi để ẩm sẽ lấm màu vào vải bông, vải lụa.


Với dấu hiệu trên, người tiêu dùng sẽ dễ dàng chọn được hạt dưa nhuộm phẩm màu thực phẩm để mua. Màu hồng đỏ của hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm thường đem lại sắc hồng tươi thắm cho đôi môi thiếu nữ, tạo nét duyên dáng đáng yêu vào những ngày đầu Xuân. Đây cũng là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.

Hạt dưa luộc dùng tốt hơn rang


Trong hạt dưa chứa dầu béo có tỉ lệ thay đổi 20%-40%, enzym ureaza và một số acid amin. Trong 100 g phần ăn được của hạt dưa có chứa 23,4 g protein thô; 10,6 g carbohydrate; 12 g cellulose; 3,7 g tro; vitamin B2; vitamin C; riboflavin; các chất khoáng vi lượng như Na, K, Ca, Mg, M, Cu, Zn, Fe, P... nên đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu chế biến hạt dưa để lấy dầu ăn và làm thực phẩm thay thế cho một số loại đậu hạt.


Theo đông y, hạt dưa có vị ngọt, tính mát khi chưa rang chín, sau khi rang có tính bình, tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng cường sinh lực. Nếu dùng chữa bệnh thì dùng hạt dưa luộc tốt hơn hạt dưa rang. Một công trình nghiên cứu của Đại học Benin (Nigeria) ghi nhận hạt dưa có tác dụng giúp ổn định men gan và lượng lipid huyết thanh rất có ích cho người bị viêm gan và những người bị rối loạn lipid máu (mỡ trong máu cao), giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch.

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục