Trẻ em rất dễ bị viêm dường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Trong đó, đa số trường hợp là bệnh nhẹ với các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
Nhận biết trẻ ho cảm thông thường
Để biết chắc con mình chỉ bị ho cảm thông thường, phụ huynh cần thực hiện các bước sau:
Kiểm tra 4 dấu hiệu nguy hiểm:
- Không uống được hoặc bỏ bú: nghĩa là khi đút từng thìa (muỗng cà phê) nước hay sữa cho trẻ uống nhưng trẻ không nuốt được, hoặc trẻ không thể tự mút khi đưa vú mẹ vào miệng trẻ.
- Nôn tất cả mọi thứ: khi đút từng thìa nước hoặc sữa, trẻ uống được nhưng ngay lập tức trẻ nôn ra ngay. Cho trẻ ngưng vài phút, lặp lại như trên nếu trẻ vẫn ói ngay nghĩa là trẻ có dấu hiệu “nôn tất cả mọi thứ”.
- Co giật: trong cơn co giật, mắt trẻ thường “đứng tròng” hoặc “giật giật”, các cơ vùng mặt cũng co giật theo, hai tay, hai chân co quắp lại. Lưu ý, trẻ có thể sốt cao hoặc không sốt.
- Li bì: trẻ ngủ nhiều hơn bình thường và khó lay gọi, hoặc khi lay gọi trẻ mở mắt nhưng sau đó lại thiếp đi.
Kiểm tra các dấu hiệu nặng:
- Thở nhanh: đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên trong một phút. Nếu nhịp thở từ 60 lần trở lên (đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi), 50 lần (đối với trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi) và 40 lần (đối với trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi) thì trẻ đó thở nhanh.
- Thở co lõm ngực: quan sát lồng ngực khi trẻ nằm yên. Bình thường khi hít vào, lồng ngực hai bên nở ra. Nếu khi hít vào, hai bên lồng ngực lõm vào, trẻ bị thở co lõm ngực.
- Thở rít: phụ huynh để tai ở vùng mũi miệng trẻ, mắt quan sát vùng ngực - bụng. Bình thường khi trẻ hít vào, tai ta nghe được tiếng thở của bé có âm sắc nhẹ nhàng. Nếu tai ta nghe một âm sắc thô ráp khi trẻ hít vào, trẻ có dấu hiệu thở rít.
Trẻ bị ho cảm thông thường là trẻ chỉ ho, sổ mũi và không có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm và dấu hiệu nặng nào ở trên.
Hướng dẫn cách chăm sóc
Nếu trẻ bị ho cảm thông thường nên được chăm sóc đúng cách như sau:
- Tiếp tục cho trẻ ăn, bú: khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, biếng bú. Phụ huynh nên khuyến khích và cho trẻ ăn, bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, cần làm thông thoáng mũi trước khi cho bú.
- Cho trẻ uống đủ nước. Nếu trẻ ho nhiều, có thể cho trẻ uống thuốc ho an toàn như: tắc chưng đường, mật ong, tần dày lá hoặc các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Nếu trẻ bị nghẹt mũi, làm thông thoáng mũi:
- Trẻ lớn: hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách. Hỉ mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý: không được bịt hai mũi cùng một lúc.
- Trẻ nhỏ: phụ huynh dùng giấy mềm xếp góc nhọn (bấc sâu kèn), đưa vừa đủ vào mũi trẻ. Làm vài lần đến khi sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch natriclorua 0,9% nhỏ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi như trên.
Theo dõi để phát hiện các dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay như: không uống được hoặc bỏ bú, thở mệt, sốt cao.
Những điều không nên làm
- Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi có chất co mạch vì có thể gây ngộ độc cho trẻ - rất nguy hiểm.
- Dùng miệng để hút mũi trẻ vì có thể lây bệnh truyền nhiễm.
- Dùng tăm bông để ngoáy mũi vì có thể làm tổn thương mũi trẻ.
Theo Báo SKĐS
Twin B hút một gói thuốc/ngày trong 14 năm liên tục trong khi người chị em song sinh của bà không bao giờ hút thuốc. Theo ThS. Bahman Guyuron, ĐH Case Western Reserve, tình trạng chùng nhão vùng da dưới mắt là biểu hiện điển hình của những người hút thuốc.
(HBĐT) - Chị Ngần Thị Sọi, Trạm trưởng Trạm Y tế (TYT) xã Mai Hạ, huyện Mai Châu cho biết: Trước đây, mỗi tháng bình quân có khoảng 60 đến 70 lượt người dân khám bệnh tại Trạm. Do gần trung tâm huyện, nên nhiều người dân đã đến thẳng Bệnh viện Đa khoa huyện để khám và mua thuốc.
(HBĐT) - Chất lượng công tác phòng bệnh, khám và điều trị bệnh cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang được nâng cao nhờ những đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ y tế trình độ cao đang phục vụ tại tuyến y tế cơ sở. Những năm gần đây, đội ngũ này được quan tâm đào tạo, tăng cường cho các trạm y tế thị trấn, xã phường.
Sau khi được bác sĩ chuyên khoa II Võ Lâm Phước, Trưởng Khoa Tai-mũi-họng cùng tập thể y bác sĩ trong khoa phối hợp với khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện phương pháp cắt, nối khí quản thành công, Trần Công Nhân, 21 tuổi, quê ở xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế như được hồi sinh sau 2 năm bị câm vì phải mang ống mở khí quản ở trên cổ để thở.
Hai trong số 4 doanh nghiệp dược liên quan tới "câu chuyện sản xuất Tamiflu” cho biết họ hoàn toàn không sai như kết luận của Thanh tra Chính phủ mới đây, và vì thế họ sẽ không hoàn trả cả triệu đôla vào ngân sách.
Có phải kháng sinh là loại thuốc dễ gây tác dụng phụ không? Làm thế nào để phòng tránh? (Trần Văn Hòa- BN)