Twin B hút một gói thuốc/ngày trong 14 năm liên tục trong khi người chị em song sinh của bà không bao giờ hút thuốc. Theo ThS. Bahman Guyuron, ĐH Case Western Reserve, tình trạng chùng nhão vùng da dưới mắt là biểu hiện điển hình của những người hút thuốc.

Hút thuốc lá sẽ lấy đi ô-xy và dưỡng chất trong da một cáhc thường xuyê vì vậy da những người hút thuốc sẽ thường xám lại hay mất màu. Những thay đổi này có thể bắt đầu từ khi còn rất trẻ.

 

Theo chuyên gia da liễu Jonette Keri, ĐH Y Miami Miller, ở những người trẻ không hút thuốc, chúng ta không thấy những mảng da khác màu nhau. Nhưng ở những người hút thuốc, màu da không đồng đều phát triển khá nhanh.

 

Da chùng nhão

 

Có hơn 4.000 hóa chất trong khói thuốc lá và phần nhiều người trong số này phá hủy collagen và elastin, những sợi xơ giúp da khỏe và đàn hồi.

 

Hút thuốc trực tiếp hay thậm chí là thụ động đều “làm hỏng các phần tử cấu tạo nên làn da”, Keri nói. Hậu quả là da bị chùng nhão và nếp nhăn sâu hơn.

 

Da tay và ngực nhăn nheo

 

Hút thuốc không chỉ làm tổn thương gương mặt mà còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Do mất tính đàn hồi, nhiều bộ phận bắt đầu trở nên chảy nhẽo, trong đó có mặt trong của cánh tay và bầu ngực.

 

Các nhà nghiên cứu đã xác định được rằng hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây chảy sệ tuyến vú.

 

Nếp nhăn quanh môi

 

Thuốc lá sẽ “băm nát” vùng quanh môi.

 

Người hút thuốc thường xuyên phải dùng tới các cơ quanh môi và nó tạo ra các nếp nhăn mà ở những người hút thuốc không có.  Ngoài ra, do da mất tính đàn hồi nên các nếp nhăn này ngày càng hằn sâu.

 

Các đốm tàn nhang

 

Những nốt da sẫm màu phổ biến trên mặt và tay thường chỉ gặp ở những người tiếp xúc với nắng quá nhiều. Tuy nhiên, ở những người hút thuốc, da trở nên nhạy cảm hơn nên những đốm tàn nhang này sẽ càng nhiều.

 

Trong hình ảnh này, gương mặt bên phải đã trải qua nhiều thập kỷ hút thuốc và tắm nắng, trong khi người chị em sinh đôi thì không.

 

Ngón tay ám khói

 

Bàn tay cặp điếu thuốc trong thật điệu nghệ nhưng hãy nhìn kỹ vùng da ngón tay và móng tay nhé. Thuốc lá lưu lại dấu vết rất rõ ở những vùng này đấy. Tin tốt là những vết ám khói này sẽ có xu hướng mờ dần khi bạn bỏ thuốc lá.

 

Bệnh vẩy nến

 

Bệnh vẩy nến là một bệnh mãn tính mà thường gây ra các mảng da hình vẩy, rất dày - thường là trên đầu gối, khuỷu tay, da đầu, tay, chân, hoặc lưng. Các mảng tổn thương có màu trắng, đỏ hay màu bạc.

 

Nghiên cứu gần đây cho thấy người hút thuốc có nguy cơ phát triển bệnh vẩy nến.

 

Nếp nhăn quanh mắt

 

Ai cũng có nếp nhăn ở quanh mắt nhưng ở những người hút thuốc, các nếp nhăn này đến sớm và hằn sâu hơn. Hơi nóng từ thuốc lá đang cháy và nheo mắt để nhả khói chính là thủ phạm. Chưa kể các hóa chất trong khói thuốc, khi hít vào sẽ gây tổn thương cấu trúc da và các mạch máu quanh mắt.
 
                                                                                            Theo Dantri

Các tin khác

CB y tế Tram y tế Pà Cò (Mai Châu) tận tình chăm sóc người bệnh.
Năng lực đội ngũ cán bộ y tế xã được nâng lên sau khi có bác sĩ
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phòng tránh tác dụng phụ của kháng sinh

Có phải kháng sinh là loại thuốc dễ gây tác dụng phụ không? Làm thế nào để phòng tránh? (Trần Văn Hòa- BN)

Nhiều cơ sở sản xuất bánh Trung thu vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm

Ngày 9-9, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu tại làng Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) - nơi sản xuất bánh Trung thu lớn nhất Hà Nội.

Nghệ An thành lập Trung tâm huyết học- truyền máu

Sáng 9-9, tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An, UBND và Sở Y tế tỉnh tổ chức khai trương Trung tâm Huyết học - Truyền máu Nghệ An.

6 thời điểm nguy hiểm đối với người bị bệnh tim

TS Arthur Gordon, khoa Tim mạch, ĐH Miami Miller (Mỹ) đã tổng hợp và đưa ra 6 thời điểm bệnh tim mạch có thể phác tác, gây đột quỵ, tai biến mạch máu… trên tạp chí Prevention.

Bộ Y tế không đồng tình với dự thảo kết luận thanh tra

Chiều 8-9, trong quá trình liên hệ với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu để làm rõ hơn những thông tin liên quan tới kết quả thanh tra về kế hoạch mua thuốc Tamiflu và sản xuất thuốc có hoạt chất Oseltamivir phòng chống cúm A/H5N1, ông Nguyễn Xuân Trường, Phó Chánh văn phòng Bộ Y tế, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết, hiện bộ đang tiến hành giải quyết và Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu sẽ trả lời vấn đề này sau khi có ý kiến chính thức từ phía Thủ tướng.

Cứu sống bé 4 tuổi hôn mê do bệnh tiểu đường

Khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết vừa cứu sống bé gái V. N. N. Q. (4 tuổi, ngụ tại Quận 3, TPHCM) nhập viện trong tình trạng bị hôn mê, khó thở, tím tái do bệnh tiểu đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục