Thực hiện khám cho bệnh nhân mắc bưỡu cổ

Thực hiện khám cho bệnh nhân mắc bưỡu cổ

(HBĐT) - Năm 1977, từ một Trạm chống bướu cổ chỉ với 15 cán bộ, trong đó có 1 bác sĩ, Bệnh viện Nội tiết tỉnh Hoà Bình đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn thử thách để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Thành công lớn nhất lớn nhất của giai đoạn đầu ghi nhận dấu ấn trong sự nghiệp phát triển của Bệnh viện là hoàn thành tổng điều tra và vẽ được bản đồ dịch tễ học bướu cổ tỉnh Hoà Bình.

 

Năm 1989, sau khi được đổi tên thành Trung tâm Nội tiết Hoà Bình thì Trung tâm đã hoàn thành mục tiêu chương trình “Thanh toán bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu hụt Iốt giai đoạn 2000 - 2005”. Năm 2009, UBND tỉnh Hoà Bình ban hành Quyết định số 1611/QĐ-UBND về việc thành lập Bệnh viện nội tiết Hoà Bình trên cơ sở kiện toàn, sắp xếp và tổ chức lại Trung tâm Nội tiết Hoà Bình.

 

Hiện nay, Bệnh viện đã có 40 giường bệnh phục vụ bệnh nhân điều trị nội trú. Ngoài điều trị bệnh bướu cổ, bệnh Basedow, Bệnh viện đã mạnh dạn phát triển chuyên môn trên lĩnh vực bệnh nội tiết là điều trị bệnh đái tháo đường. Do vậy, đã tạo điều kiện cho hàng ngàn lượt người bệnh đến khám và điều trị.

 

Bác sĩ Chu Minh Tân – Giám đốc Bệnh viện Nội tiết cho biết: Hiện nay, Bệnh viện đã triển áp dụng các kỹ thuật mới của y học trong việc chuẩn đoán và điều trị bệnh cho người bệnh như máy xét nghiệm sinh hoá tự động, máy siêu âm mầu 3D… Qua đó sẽ giảm tình trạng bệnh nhân chuyển tuyến và khó khăn cho người bệnh. Trong quá trình hoạt động, Bệnh viện đã triển khai và hoàn thành nhiều đề tài khoa học có giá trị thực tiến cao, đặc biệt là đề tài “Điều tra tỷ lệ bệnh đái tháo đường tuýp II ở đối tượng có nguy cơ cao”, từ đó làm tiền đề cho việc đề xuất mở rộng công tác khám, điều trị bệnh đái tháo đường có hiệu quả.

 

Được biết, từ khi chương trình phòng chống rối loạn do thiếu Iốt được triển khai và đi vào hoạt động thì việc thanh toán tình trạng thiếu Iốt đối với sức khoẻ người dân đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ mắc bưới cổ trẻ em từ 8 – 12 tuổi là dưới 10%, độ bao phủ muối Iốt trên toàn tỉnh đạt 100%. Ngoài ra, để chỉ đạo và thực hiện chương trình có hiệu quả, chúng tôi đã thành lập 10 phòng khám chuyên khoa ở 10 huyện. Hàng năm Trung tâm còn tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ tuyến xã về nội dung hoạt động của chương trình.

 

Từ đầu năm đến nay Bệnh viện đã thực hiện khám và điều trị cho 9.410 lượt người bệnh. Trong đó, số bệnh nhân được điều trị nội trú là 827 bệnh nhân và số bệnh nhân được điều trị ngoại trú là 8.420 bệnh nhân, công xuất sử dụng giường bệnh đạt 90% kế hoạch.

 

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, Bệnh viện đã được Bệnh viện Nội tiết Trung ương tăng cường 5 cán bộ trong đó có 3 bác sĩ và 2 điều dưỡng về hỗ trợ trong công tác điều trị và chuẩn đoán bệnh. Đặc biệt, trong đợt tăng cường này, các bác sĩ của Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã cùng các y, bác sĩ của Bệnh viện Nội tiết Trung uong thực hiện điều trị, xử lý và cấp cứu thành công 3 ca bệnh có biến chứng nặng mà trước đây đơn vị thường phải chuyển lên tuyến trên.

 

Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ, tập huấn về chuẩn đoán chăm sóc bệnh nhân nội tiết chuyển hoá, tuyên truyền kiến thức về phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt Iốt gây nên với sức khoẻ con người. Đồng thời, duy trì việc thực hiện sản xuất cung ứng muối ăn có Iốt, đảm bảo đủ 5kg muối Iốt/người/năm. Từ đó, nhằm thực hiện thanh toán bền vững các rối loạn do thiếu Iốt trong những năm tiếp theo.

                                                                                

                                                                                     Kim Tuất

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục