kíp phẫu thuật của Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO Phương Đông đang thực hiện một ca phẫu thuật điều trị khuyết tật vận động

kíp phẫu thuật của Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO Phương Đông đang thực hiện một ca phẫu thuật điều trị khuyết tật vận động

Điều trị bàn chân khoèo, chỉnh sửa các biến dạng ở chi thể, nếu được thực hiện sớm thì hiệu quả càng cao

 
Trong những ngày qua, hàng trăm trẻ em khuyết tật vận động từ Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu... đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO Phương Đông (TPHCM) để được phẫu thuật miễn phí.
 
Chương trình được tổ chức thường niên từ 5 năm qua, do các tổ chức Espir Enfants VN, Coup de Pouce-insertion (Pháp) và Hands For Hope (Úc) tài trợ, phía bệnh viện hỗ trợ 50% chi phí.
 
Ông Lê Xuân Bính (Việt kiều Pháp), đại diện tổ chức tài trợ, cho biết chương trình này sẽ đồng hành lâu dài với trẻ em nghèo VN. Cho đến thời điểm này, đã có khoảng 1.000 trẻ em khuyết tật vận động được phẫu thuật để chỉnh hình nhờ vào chương trình này.
 
Xen lẫn buồn, vui       
 
Cộp, cộp, cộp. Tiếng búa gõ, tiếng đục cắt xương vang ra từ trong phòng mổ trên tầng 8 của Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO Phương Đông - TPHCM.
 
Trực tiếp chứng kiến, nghe những âm thanh này trong phòng phẫu thuật, tôi rợn gáy. Bệnh nhân vừa được các bác sĩ cắt rời xương để chỉnh lại hình là một em bé 4 tuổi, đến từ tỉnh Hậu Giang, bị dị tật với đôi chân cong queo vòng kiềng.
 
 
Ê kíp phẫu thuật của Bệnh viện Ngoại khoa và Chấn thương Chỉnh hình STO
Phương Đông đang thực hiện một ca phẫu thuật điều trị khuyết tật vận động


Với các bác sĩ phẫu thuật ở đây thì những ca như thế này là không có gì lạ. Sau vết dao rạch khoảng 3 cm, một khoảng trống ống chân lộ ra, bác sĩ tiến hành cắt xương, sau đó thực hiện thủ thuật nối, căng, kéo, uốn, nắn. Họ thao tác đầy khẩn trương nhưng chính xác tuyệt đối. Những ánh mắt tập trung cao độ.
 
Bên ngoài phòng đợi, thân nhân chen chân trông ngóng đợi tin con với đầy ắp nỗi niềm. Họ buồn vì đứa con mình sinh ra mang hình hài không bình thường như bao trẻ khác. Còn vui là bởi sau những phẫu thuật này, từ đây cuộc đời đứa con hy vọng bước sang trang mới, sẽ không còn khoảng cách vô hình với xã hội như bấy lâu.
 
Anh Phan Đức Tùng (ngụ tỉnh Bạc Liêu) cho biết con trai anh năm nay đã 13 tuổi nhưng muốn di chuyển đi đâu thì cứ phải lết đất. Sau một vụ tai nạn giao thông, cháu bị mất toàn bộ xương đùi nên cánh chân không còn cố định mà lỏng lẻo cong quẹo như hình chữ S.
 

Di chứng nặng nếu chậm điều trị

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong số trẻ mới sinh ra thì có 5% bị khuyết tật. Các di chứng khuyết tật vận động do tai nạn cũng là điều đáng báo động ở trẻ, phổ biến nhất là do trèo cây té gãy, phỏng do rớt té vào nồi canh, bếp lửa. Những khuyết tật xương khớp nếu không can thiệp kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề.

Gia đình lâu nay không có tiền điều trị. Các bác sĩ cho biết trường hợp con anh Tùng phải mất khá nhiều thời gian và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật ghép xương, kéo chi, gân... nhưng điều chắc chắn là cháu sẽ trở lại cuộc sống bình thường.
 
Biến dạng đáng tiếc
 
Theo TS-BS Lê Đức Tố, giám đốc bệnh viện, số trẻ bị khuyết tật vận động đưa đến phẫu thuật đa số là do bị di chứng nặng nề của sốt bại liệt, bại não, phỏng, chấn thương và dị tật bẩm sinh với đủ loại khuyết tật từ chân tay, xương sống, lồng ngực... Trong đó, thường gặp nhất là những cánh chân vòng kiềng, khoèo, co quắp hình chữ S, co rút tứ chi, mất xương. Nhiều trường hợp do không được phát hiện và điều trị sớm nên thân hình bị biến dạng đáng tiếc.
 
“Điều trị bàn chân khoèo, chỉnh sửa các biến dạng ở chi thể, nếu càng thực hiện sớm thì hiệu quả càng cao. Cũng giống như uốn một cái cây non, cây càng non càng dễ uốn”- TS-BS Lê Đức Tố nói. Cũng theo ông, chương trình đang tiếp tục đón bệnh nhân có nhu cầu đến điều trị.
 
 
 
                                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hội Phụ nữ huyện Tân Lạc: Gắn truyền thông CS SKSS với xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc

(HBĐT) - Bà Phạm Thị Phương, Phó Chủ tịch Hội PN huyện Tân Lạc cho biết: Những năm qua, việc tuyên truyền, vận động, giáo dục DS/SKSS được đẩy mạnh trong các cấp hội, lồng ghép với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, tích cực xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Thực hiện lộ trình nhà thuốc GPP - Vừa chạy nước rút vừa lo lắng

Từ 1-1-2011, quy định nhà thuốc bán lẻ bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn Nhà thuốc thực hành tốt (GPP) sẽ có hiệu lực. Trước quy định này, nhiều nhà thuốc trên địa bàn TP Hà Nội đang phải chạy đua để đạt được tiêu chuẩn GPP. Tuy nhiên, cho tới giai đoạn nước rút hiện nay vẫn còn không ít băn khoăn, lo lắng.

Nhóm máu liên quan gì với sức khỏe?

Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu chung đều cho rằng nhóm máu có thể ảnh hưởng đến bất cứ điều gì, từ sức khỏe răng miệng cho bệnh ung thư. Nghiên cứu trong lĩnh vực này đã bắt đầu gần 100 năm trước đây.

Báo động tình trạng cholesterol cao ở người Việt Nam

Tại Hà Nội, ngày 15-11, Hội Tim mạch Việt Nam tổ chức hội thảo "Báo động tình trạng cholesterol cao ở người Việt Nam và giải pháp dự phòng". Hội thảo công bố một điều tra mới đây nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về số người có tỷ lệ cholesterol cao trong cộng đồng ở mức đáng lo ngại cũng như các yếu tố có liên quan.

Ai không được tiêm phòng thủy đậu?

Bệnh thủy đậu còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng rạ, là bệnh sốt phát ban có bóng nước gây ngứa toàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhân là trẻ em. Biến chứng thường gặp là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến nhiễm trùng da có thể để lại sẹo. Bệnh rất dễ lây, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như trường học do phát hiện muộn, không áp dụng biện pháp phòng ngừa...

Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ

(HBĐT) - Trung tâm CSSKSS tỉnh có địa chỉ tại tổ 27, phường Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình) đã từ lâu được chị em phụ nữ trong tỉnh gửi gắm niềm tin. Hệ thống dịch vụ tại Trung tâm đa dạng như máy soi chẩn đoán sớm ung thư cổ tư cung, siêu âm phát hiện sớm dị tật thai nhi và quản lý thai nghén. Ngoài ra còn thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để điều trị, chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, lây truyền qua đường tình dục, khám phụ khoa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục