Một trong những nhà thuốc bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP tại Hà Nội
Từ 1-1-2011, quy định nhà thuốc bán lẻ bắt buộc phải đạt tiêu chuẩn Nhà thuốc thực hành tốt (GPP) sẽ có hiệu lực. Trước quy định này, nhiều nhà thuốc trên địa bàn TP Hà Nội đang phải chạy đua để đạt được tiêu chuẩn GPP. Tuy nhiên, cho tới giai đoạn nước rút hiện nay vẫn còn không ít băn khoăn, lo lắng.
Hiệu quả của GPP?
Phố Láng Hạ, Ngọc Khánh, Quốc Tử Giám (Hà Nội) từ lâu là những trung tâm buôn bán dược phẩm của Hà Nội. Tại những phố này, có tới hàng chục cửa hàng bán buôn, bán lẻ thuốc của tư nhân và doanh nghiệp dược trong, ngoài nước.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn cửa hàng thuốc nơi đây đều nhỏ lẻ và còn khá nhiều cửa hàng chưa đạt được tiêu chuẩn GPP.
Chị Nguyễn Thị Minh, chủ một nhà thuốc trên phố Láng Hạ cho biết, cửa hàng thuốc của chị kinh doanh được hơn 5 năm nay và cũng chỉ vừa mới được cấp chứng nhận tiêu chuẩn GPP gần 2 tháng. Để đạt được chứng nhận này, cửa hàng đã phải chi trên 50 triệu đồng để sửa chữa nâng cấp, từ lắp đặt hệ thống điều hòa, hút ẩm cho tới trang bị hệ thống cửa kính chống ồn, chống bụi…
Nhưng đáng buồn là sau khi đạt được GPP, doanh thu của cửa hàng lại có phần sụt giảm. Khách tới mua thuốc ít hơn do lo ngại vào mua thuốc ở cửa hàng lớn, hiện đại sẽ phải chịu giá cao.
Trong khi đó, anh Lê Tuấn An, chủ một hiệu thuốc khá lớn trên đường Đê La Thành, gần Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Thực ra bỏ vài chục triệu ra để nâng cấp cơ sở nhằm đạt tiêu chuẩn GPP không phải là quá lớn nhưng vấn đề là hiệu quả đạt được sau chứng nhận GPP.
Bởi lẽ, bấy lâu nay, phần lớn người tiêu dùng, người bệnh vẫn có thói quen tiện đâu mua đó mua thuốc không cần đơn thuốc của bác sĩ”.
Rõ ràng cho tới thời điểm cận kề của việc áp dụng thực hiện quy định GPP, qua tìm hiểu của chúng tôi, không ít nhà thuốc vẫn rất băn khoăn trước quy định trên vì hiện nay, các quy định về quản lý, xử lý vi phạm xung quanh việc kinh doanh thuốc vẫn không hiệu quả.
Không ít nhà thuốc dù đạt GPP hay không vẫn bán thuốc không đơn của bác sĩ cho người bệnh, tiến hành quảng cáo các loại thuốc, không có dược sĩ đứng quầy nhưng cũng chỉ bị nhắc nhở, xử lý qua loa. Cơ quan chức năng cũng phải thừa nhận, công tác quản lý chất lượng, hoạt động của các nhà thuốc vẫn chỉ dừng ở mức thẩm định cấp phép, còn việc hậu kiểm rất hạn chế.
Cần linh hoạt
Mặc dù còn không ít lấn cấn trong việc thực hiện GPP nhưng trước thời điểm bắt buộc thực hiện quy định trên và khi Bộ Y tế vẫn cương quyết với lộ trình đề ra, nhiều nhà thuốc đang phải gấp rút chạy đua với thời gian để đầu tư nâng cấp cửa hàng nhằm được cấp chứng nhận GPP.
Ông Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, khoảng 1 tháng gần đây, hồ sơ của các nhà thuốc ở Hà Nội gửi về xin cấp chứng nhận GPP tăng đột biến, trung bình mỗi tuần có vài chục nhà thuốc nộp hồ sơ và con số này vẫn đang có chiều hướng gia tăng. Không chỉ có vậy, trên địa bàn TPHCM, số nhà thuốc xin được cấp chứng nhận GPP cũng trong tình trạng quá tải.
Sở dĩ số nhà thuốc xin chứng nhận GPP tăng mạnh là do cho tới thời điểm này, số nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trong cả nước vẫn còn quá thấp so với mục tiêu đề ra. Chỉ riêng Hà Nội là địa phương có trên 2.000 nhà thuốc bán lẻ nhưng hiện chỉ khoảng 1.100 số nhà thuốc được công nhận GPP.
Trước thực tế này, Hà Nội và nhiều tỉnh, TP đang tập trung đẩy mạnh, đẩy nhanh quá trình thẩm tra, cấp giấy phép GPP nhưng khả năng đạt được đúng lộ trình của Bộ Y tế đề ra là điều khó có thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sau thời điểm 31-12-2010, không ít nhà thuốc sẽ phải đóng cửa.
Thực tế, lộ trình thực hiện GPP đã được Bộ Y tế đề ra từ năm 2007 nhưng sau hơn 2 năm vẫn còn quá ít nhà thuốc thực hiện GPP, chủ yếu là do những yếu tố về kinh tế tác động. Dễ dàng nhận thấy, việc đầu tư nhà thuốc GPP không chỉ tốn kém hơn so với nhà thuốc thông thường mà những chính sách ưu tiên, khuyến khích để nhà thuốc GPP hoạt động hiệu quả, cạnh tranh hơn với nhà thuốc thông thường vẫn chưa rõ ràng.
Vì vậy, trước nguy cơ không thể thực hiện đúng tiến độ GPP các nhà thuốc trong cả nước vào thời điểm bắt đầu năm mới 2011, đã có nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Y tế nên gia hạn thêm thời gian thực hiện lộ trình này. Nếu không, cần có sự điều chỉnh linh động theo hướng nên cho phép các nhà thuốc chưa đạt GPP từ năm 2011 vẫn được hoạt động nhưng chỉ được phép bán một số loại thuốc nhất định.
Cùng với đó, những nhà thuốc ở những thành phố lớn, vùng nội thành, đông dân cư, mật độ các nhà thuốc dày bắt buộc phải thực hiện đúng lộ trình GPP nếu không phải dừng hoạt động. Còn tại các nhà thuốc khu vực ngoại thành, vùng sâu, vùng xa nên gia hạn thêm thời gian thực hiện lộ trình nhà thuốc GPP, để đảm bảo nguồn cung ứng đủ nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
Theo quy định của Bộ Y tế, để đạt được GPP, chủ nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược và phải có mặt tại cửa hàng trong thời gian hoạt động. Nhân viên trực tiếp bán thuốc phải có bằng chuyên môn dược. Nhân viên nhà thuốc phải mặc blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh. Khu vực bán thuốc có diện tích tối thiểu là 10m², có chỗ rửa tay cho người bán và người mua, có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng… Bán thuốc phải theo đơn của bác sĩ; không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc. |
Theo SGGP
(HBĐT)-Xác định tầm quan trọng của việc hiến máu cứu người, huyện Mai Châu luôn chú trọng công tác tuyên truyện, vận động ĐV-TN, CNVC-LĐ trong toàn huyện hưởng ứng phong trào hiến máu nhân đạo (HMNĐ) do các cấp Hội phát động. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đã đem đến những kết quả đáng mừng – Ông Phạm Toàn Thắng, Phó Chủ tịch Hội CTĐ huyện Mai Châu cho biết.
Một buổi sáng mùa thu, cách đây bốn năm, tại một ngôi đền rêu phong thờ thần Trống Đồng (Đồng Cổ) trong cảnh hoang vu bán sơn địa thôn Đan Nê, tỉnh Thanh Hoá, đã diễn ra một sự kiện: Một chiếc trống đồng được đặt trịnh trọng ở giữa sân đền, để thay cho chiếc trống cũ, mất đã gần một thế kỷ. Gần trăm năm thờ thần Đồng Cổ mà không có trống. Chiếc trống này do Quỹ Thụy Điển-Việt Nam phát triển văn hoá cung tiến, do nghệ sĩ Nguyễn Trọng Hanh, người Ý Yên (Nam Định) đúc theo mẫu trống đồng Ngọc Lũ.
Đã có một thời gian dài con người không biết hoặc không hề quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Ngay cả trong các xã hội phát triển nhất cũng tồn tại những quan niệm sai lầm về việc tắm rửa và vệ sinh cơ thể. Người ta cứ "hồn nhiên" sống chung với sự bẩn thỉu và các loại mầm bệnh mà không biết lý do tại sao lại có nhiều người chết vì bệnh tật như vậy. Mãi đến thế kỷ 19, con người mới phát hiện ra việc rửa tay có thể cứu được nhiều sinh mạng. Và từ đó, vi trùng mới trở thành kẻ thù số 1 của nhân loại.
Bệnh thủy đậu còn gọi là bệnh trái rạ hay phỏng rạ, là bệnh sốt phát ban có bóng nước gây ngứa toàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhân là trẻ em. Biến chứng thường gặp là nhiễm trùng các nốt ban dẫn đến nhiễm trùng da có thể để lại sẹo. Bệnh rất dễ lây, xảy ra nhiều ở những nơi đông đúc như trường học do phát hiện muộn, không áp dụng biện pháp phòng ngừa... Bệnh thủy đậu lây lan nhanh nên tiêm phòng bằng vaccin là biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa và giảm độ nặng của bệnh.
Theo ThS.BS. Lâm Văn Hoàng – Khoa nội tiết, dinh dưỡng là yếu tố cốt lõi của việc điều trị cho bệnh nhân (BN) đái tháo đường (ĐTĐ) bên cạnh thuốc men và thay đổi lối sống. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp không những giúp BN kiểm soát tốt dao động đường huyết trong ngày mà còn giúp người bệnh nâng cao được chất lượng cuộc sống.
Nhân ngày thế giới phòng chống đái tháo đường (14-11- 2010), Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM kết hợp với Công ty NutiFood tổ chức ngày hội chủ đề: “Phòng bệnh đái tháo đường với bữa ăn gia đình hợp lý”.