Mùa hè, thay vì cho con vui chơi, nghỉ ngơi thư giãn sau một năm học căng thẳng, thì nhiều phụ huynh lại bắt con học thêm với lịch học dày đặc. Các nhà chuyên môn khuyến cáo, khi không cân đối việc học, việc chơi dễ khiến trẻ bị stress.

 

Học hè gần như học chính!

Bà N.C (ở P.5, Q.5, TP.HCM) có 3 đứa con: T.N (học lớp 6), H.T (học lớp 7) cùng trường THCS Kim Đồng, và H.V (lớp 5 trường Tiểu học Trưng Vương). Lịch học hè của cả ba gần giống lịch học chính. Bà C cho biết: "Hai đứa lớn một tuần học từ thứ hai đến thứ năm, còn đứa nhỏ học từ thứ hai đến thứ sáu. Cho các cháu đi học để quen với chương trình mới, chứ tụi nó ở nhà chơi cũng vậy (?!)".

Nhiều phụ huynh muốn con thi vào trường chuyên, nên lịch luyện hè kín cả tuần. Như em P.T.N (ở cư xá Cửu Long, P.22, Q.Bình Thạnh), thứ ba, năm, bảy học ở thêm văn, toán; còn thứ tư, thứ sáu học Anh văn với thầy riêng tại nhà; thứ hai và chủ nhật em học thêm Anh văn ở trung tâm. Mẹ N. cho biết, vì muốn con thi vào trường chuyên Trần Đại Nghĩa nên phải luyện cho cháu như thế. "Học như vậy là bình thường. Hè không học ở trường nên chương trình đã nhẹ lắm rồi. Năm tới lên lớp 5, sắp thi chuyển cấp, không lo luyện trước sẽ thi không nổi", mẹ N. nói.


Ảnh chỉ có tính minh họa - Ảnh: shutterstock 

Mùa hè này, em T.N.B.T, học sinh lớp 4 (ở đường Phan Đình Phùng, P.2, Q.Phú Nhuận) học mỗi tuần 3 ngày. Thế mà theo bố em thì: "Lên lớp 4 rồi mà hè học mỗi tuần có 3 ngày, như vậy là chơi nhiều quá!". Em N.H.Đ, học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Thị Thập (nhà ở lô B, Khu định cư Tân Quy Đông, P.Tân Phong, Q.7) nói: "Hè này, một tuần em học từ thứ hai đến thứ bảy. Vì mẹ bắt đi học...". Còn M.G.T (cư xá Cửu Long, P.22, Q.Bình Thạnh) thì nhăn mặt nhìn cái thời khóa biểu: "Qua năm em lên lớp 5, em không thích đi học hè, chỉ muốn đi tắm biển, đi sở thú chơi. Thế nhưng vẫn phải đi học thêm theo lời ba mẹ". Phụ huynh thường muốn con học nhiều, học trước, nên bỏ qua chuyện cho trẻ vui chơi, thư giãn để lấy lại sức cho năm học mới -điều đó dễ gây căng thẳng cho các cháu.

Học quá căng, dễ khiến trẻ stress

Mỗi đứa trẻ có khả năng tiếp thu và chịu đựng áp lực khác nhau. Đối với trẻ tiếp thu kém, khả năng chịu áp lực thấp thì càng nhồi nhét kiến thức càng tạo sự căng thẳng và dễ gây stress. Bác sĩ Nguyễn Thị Giang, Trưởng phòng Khám trẻ em, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cho biết: "Bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp bị stress do học tập quá căng thẳng, với các biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Thường các em có biểu hiện như: cáu gắt, kém tập trung, khó ngủ; biểu hiện nặng hơn là trẻ hoảng sợ, khóc lóc, ngủ không ngon, hay hốt hoảng, giật mình, ăn không ngon, hay lẩm nhẩm bài học trong giấc ngủ, ban ngày trẻ thường than phiền, run rẩy tay chân, mất bình tĩnh, vã mồ hôi. Những trường hợp này, chúng tôi vừa phải điều trị bằng thuốc kết hợp điều trị tâm lý vừa phải tư vấn cho gia đình".

Sự hiểu biết của gia đình là rất quan trọng. Các bậc phụ huynh phải hiểu được khả năng của con để có kế hoạch học tập hợp lý cho trẻ. Nếu chỉ học rồi xem tivi, đọc sách báo, chơi game, cơ thể ít hoạt động, trẻ sẽ mệt mỏi và dễ bị stress.

Bác sĩ Giang khuyên: "Cha mẹ đặt kỳ vọng nhiều vào học tập, dễ tạo ra áp lực lớn cho các cháu. Vì vậy, mùa hè các bậc phụ huynh nên cho con em học thêm vừa phải để không quên kiến thức; bên cạnh đó cần tạo điều kiện, thời gian để trẻ vui chơi, tham gia các môn thể thao hay môn năng khiếu như nhạc, hội họa... mà các em yêu thích, để giảm bớt áp lực học hành và giúp trẻ thư giãn".

                                                                     Theo ThanhNien

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục