Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đi kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, trong đó có lao động là trẻ em tại Công ty TNHH Minh Nguyên, xã Yên Mông (TP Hoà Bình)- Ảnh Minh Châu.

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đi kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, trong đó có lao động là trẻ em tại Công ty TNHH Minh Nguyên, xã Yên Mông (TP Hoà Bình)- Ảnh Minh Châu.

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15.812 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó, 679 trẻ em phải lao động sớm, đặc biệt, khoảng 114 em phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng đến phát triển toàn diện về mọi mặt và tương lai của các em. Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trên cần sự chung tay vào cuộc tích cực của cả xã hội.

 

Thời gian qua, bằng nhiều hình thức như qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, cấp phát tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu…, tỉnh ta đã tuyên truyền đến mọi tầng lớp trong nhân dân chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về trách nhiệm đối với trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trẻ em phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển KT-XH kết hợp đảm bảo an sinh xã hội, đào tạo dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo bền vững để có cơ hội hỗ trợ cho trẻ em khó khăn. Tuy nhiên, công tác ngăn ngừa trẻ em phải lao động sớm trong môi trường độc hại, nguy hiểm còn gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em ở cơ sở vừa thiếu, yếu, vừa luôn biến động đã ảnh hưởng đến  thống kê, báo cáo, cập nhật thông tin và chất lượng tuyên truyền các chủ trương, chính sách. Số hộ nghèo toàn tỉnh còn cao, tính đến cuối 2010 còn 60.206 hộ với 13.000 em dưới 16 tuổi. Mặt khác, tỷ lệ học sinh bỏ học ở các vùng sâu, xa vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, các điểm vui chơi, văn hóa, thể thao phục vụ cho trẻ em còn thiếu, mới chỉ đáp ứng được 27%. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em; trình độ dân trí ở các vùng khó khăn còn hạn chế.

 

Tỉnh ta đặt mục tiêu đến năm 2015 phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn xuống dưới 2% trong tổng số trẻ em; 85% em được trợ giúp mọi mặt để phục hồi tái hòa nhập có cơ hội phát triển; 70% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn khó khăn được phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ; 50% huyện, thành phố được xây dựng và cung cấp hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em. Để tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ em phải lao động nặng nhọc có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng, được học tập và phát triển, trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số vấn đề: Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nói chung và trẻ em phải lao động nặng nhọc nói riêng, nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của toàn xã hội đối với trẻ em, đặc biệt là gia đình các em. Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em thông qua lập và thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH ngắn hạn, dài hạn của địa phương gắn với tổ chức thực hiện chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 của Chính phủ. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Huy động mọi nguồn lực để tạo điều kiện cho các em được học tập, vui chơi và rèn luyện thể chất, giúp các em phát huy khả năng chuẩn bị hành trang vào cuộc sống. Tổ chức các hoạt động thu hút nhiều nguồn lực từ cộng đồng đảm bảo cho các em được quan tâm hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác hỗ trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ nhân rộng mô hình dịch vụ công tác xã hội ở các huyện, thành phố, chú trọng công tác tư vấn. Hàng năm cần rà soát, thống kê, phân loại đối tượng trẻ em để có kế hoạch giúp đỡ, tránh để các em rơi vào hoàn cảnh phải lao động sớm trong môi trường nguy hiểm. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các quy định của pháp luật đối với trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm để có hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tăng cường chế tài đủ mạnh áp dụng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân lợi dụng sức lao động trẻ em để kiếm lời.

 

 

                                                            Nguyễn Thanh Thủy

                                                    (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH)

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục