Sự lây nhiễm các bệnh do vi khuẩn virut ở trẻ em tuổi nhà trẻ là rất phổ biến, tuy nhiên bên cạnh đó rất nhiều trẻ phải nhập viện do các bệnh không lây nhiễm. Nguyên nhân một phần do sự chăm sóc bất cẩn của người lớn.

 

Các bệnh không lây nhiễm thường gặp ở trẻ em

Suy dinh dưỡng: chứng bệnh thiếu chất nghiêm trọng này thường đi theo sau các bệnh truyền nhiễm như sởi nhưng lại trực tiếp hoặc hỗ trợ những căn bệnh khác gây tử vong ở trẻ. Nguyên nhân là do tình trạng thiếu thốn thực phẩm hoặc mắc bệnh viêm nhiễm, thậm chí là do cả hai.

Các bậc cha mẹ nếu không quan tâm đến con đầy đủ sẽ dễ bỏ qua vấn đề chăm sóc dinh dưỡng tại nhà trẻ. Phòng chống suy dinh dưỡng bằng cách tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ và dự phòng các bệnh truyền nhiễm như đã trình bày ở trên. Việc theo dõi cân nặng theo biểu đồ tăng trưởng là cần thiết và phải làm thường xuyên, khi thấy có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đi khám bệnh để có biện pháp xử lý cần thiết.

Dị ứng: Cơ thể trẻ em rất dễ mẫn cảm với các yếu tố lạ của môi trường. Trong điều kiện ẩm thấp, các loại dị nguyên như nấm mốc, bọ nhà, lông thú vật... rất dễ làm trẻ bị dị ứng. Tuỳ từng mùa, cần cho trẻ mặc trang phục thích hợp và vệ sinh phòng, lớp học đầy đủ để trẻ có môi trường thực sự sạch.

 Rung lắc mạnh ảnh hưởng tới não bộ của trẻ.

Bệnh do rung lắc (SBS):

là tình trạng một trẻ bị lắc mạnh dữ dội bởi một người khác gây nên tình trạng tổn thương cho trẻ. Bệnh có thể chỉ do bị lắc đơn thuần hay đi kèm với tình trạng đầu của trẻ sau khi bị lắc mạnh rồi va vào giường, nệm hay một mặt phẳng nào đó.

Hậu quả có thể còn nặng nề hơn nếu kết thúc quá trình rung lắc với sự va chạm mạnh đầu trẻ vào một bề mặt nào đó như tường, sàn nhà hay giường. Do lực gia tốc đang nhanh dừng lại đột ngột bởi một va chạm thường rất mạnh (cũng giống như một chiếc xe đang chạy nhanh tông vào tường), hậu quả là não sẽ bị xoắn vặn hay gập tới gập lui trong hộp sọ dẫn đến tình trạng các mạch máu và thần kinh của não bị vỡ, các mô não bị xé ra gây xuất huyết não, phù não, tăng áp lực nội sọ. Có thể dẫn đến những di chứng về sau như: chậm phát triển tâm thần, mất khả năng học và nói, liệt, động kinh, mù mắt, điếc và thậm chí tử vong.

Mặc dù hậu quả của SBS thật nặng nề, nhưng việc ngăn ngừa lại hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng nếu tất cả mọi người đều hiểu rõ những tác hại của nó. Cần chú ý đến những vấn đề sau: đừng bao giờ lắc hay tung trẻ lên vì bất cứ lý do gì. Hãy luôn cố gắng tự chủ và đừng bao giờ có ý nghĩ trút cơn giận của mình lên trẻ. Cần có những chương trình tuyên truyền rộng rãi trong công chúng về tác hại của SBS, nhất là với những người chuẩn bị làm cha làm mẹ, đặc biệt là với những người đã có con, những người chăm sóc trẻ... Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như đã trình bày, cần tìm hiểu kỹ xem trẻ có bị SBS không để có thể đưa đến bệnh viện can thiệp kịp thời, tránh những di chứng có hại về sau.

Những điều cần chú ý

Đồ chơi và các thiết bị chơi của trẻ phải được sửa chữa, các cửa sổ tầng trên cần được che chắn hoặc có chấn song. Các loại thuốc hoặc chất độc hại phải đặt ngoài tầm với của trẻ; che các phích cắm điện. Giường ngủ cần sạch sẽ và chắc chắn, sân chơi ngoài trời cần sạch sẽ thoáng mát, có các dụng cụ sơ cấp cứu để trong tầm tay... và nhất là người lạ không thể đi vào nhà trẻ được.

Chăm sóc các em bé ở tuổi nhà trẻ là chăm sóc dinh dưỡng, tiêm chủng nhắc lại và chăm sóc tinh thần, vận động của trẻ. Chăm sóc răng vì răng sữa dễ bị sâu. Các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến nhiều người trước khi gửi trẻ vào một nhà trẻ nhất định. Hãy chọn cho bé một nhà trẻ an toàn, sạch sẽ và có đội ngũ cô nuôi dạy trẻ tốt. Tham khảo các sách về chăm sóc trẻ em để theo dõi sức khoẻ cho trẻ hằng ngày. Chăm sóc tốt cho con bạn cũng là chăm sóc cho cộng đồng.  

 

                                                                                   Theo Báo SKĐS 

 

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục