Mất tiếng và khản tiếng y học cổ truyền gọi chung là “hầu âm”. Bệnh phát mạnh mất tiếng đột ngột (cấp tính) gọi là “bạo âm” còn kéo dài lâu ngày “mạn tính” gọi là “cửu âm” hay “thanh á” hay “thất âm”.

Mất tiếng mới phát thuộc “thực chứng”, liên quan chủ yếu tới tạng phế; trường do ngoại cảm phong hàn hay phong nhiệt, hoặc đàm trọc úng trệ, gây bế tắc thanh khiếu, làm cho chức năng tuyên phát và túc giáng của tạng phế bị rối loạn mà gây nên bệnh.

Còn mất tiếng lâu ngày thuộc “hư chứng”, liên quan đến cả hai tạng phế và thận bị suy yếu, khiến “hư hỏa” thiêu đốt cơ quan phát âm, mà dẫn tới hiện tượng tiếng nói bị khản hoặc hoàn toàn không thể phát ra âm thanh.

Trên lâm sàng, Đông y chia làm 4 thể bệnh:

Thể phong hàn:triệu chứng thường thấy là phát bệnh nhanh, tiếng nói không rõ, âm khàn, đau đầu, sổ mũi, ho không ra tiếng, lạnh run phát sốt.

Đối với trường hợp mất tiếng do “phong hàn” dùng gừng già 10g, củ cải 100g. Củ cải nấu sôi khoảng 3-5 phút, thêm gừng vào, lại nấu thêm 3-5 phút là được; ăn củ cải và uống nước. Dùng chữa mất tiếng do nhiễm lạnh, có tác dụng tốt.

Thể phong nhiệt: triệu chứng thường thấy là phát ra âm thanh không rõ, âm thanh nặng đục, miệng nóng, cổ khô, ho ra đờm vàng đặc.

Bạng đại hải 3 trái, hãm nước sôi uống trong ngày; liên tục 7 ngày là 1 liệu trình. Có tác dụng chữa mất tiếng, khản tiếng do “phong nhiệt”, kèm theo sốt, họng đau, miệng khát, tâm phiền, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.

Thể phế nhiệt: triệu chứng chủ yếu là đổ mồ hôi, âm khàn, miệng khô họng nóng, ho khan không đờm.

Dùng giá đỗ xanh 300g - 500g rửa sạch, giã nát, chế thêm chút nước đun sôi để nguội, chắt lấy nước, chia ra uống.

Thể phế thận âm hư:triệu chứng thường thấy là bệnh khởi phát từ từ, dần dần âm khàn, họng khô lâu ngày không hết, hoặc ho khan không đờm, tâm ngũ phiền nhiệt, choáng váng ù tai, lưng gối mỏi nhừ.

Kha tử 5g, cát cánh 3g, chích cam thảo (thảo nướng) 5g; thêm 200ml nước, sắc còn 100ml; chia 2 lần uống trong ngày vào sáng sớm và chiều tối. Dùng chữa mất tiếng do phế thận âm hư, hư hỏa bốc lên thiêu đốt thanh quản.     

 

                                                             Theo Báo SKĐS     

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục