(HBĐT) - Theo Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược quốc gia dinh dưỡng tỉnh, tính đến tháng 6/2011, tổng số trẻ em dưới 2 tuổi của toàn tỉnh là 29.707 trẻ, trong đó có 3.209 trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tiếp. ở độ tuổi này, việc không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng không tăng cân ở trẻ là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trẻ nhiễm giun sán hoặc mắc bệnh kéo dài...
Trẻ không tăng cân có thể do ăn chưa đủ, thiếu chất, ăn ít bữa, thức ăn nghèo dinh dưỡng hoặc do ăn tốt nhưng chơi đùa quá sức khiến tiêu hao năng lượng nhiều. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, có kháng thể giúp cơ thể trẻ chống đỡ bệnh tật. Không một loại thức ăn nào quý giá, hoàn hảo bằng nguồn sữa mẹ. Sau 6 tháng, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung. Mỗi bữa ăn cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: chất bột (gạo, ngô, khoai, sắn), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ), chất béo (dầu, mỡ, vừng, lạc), đặc biệt bổ sung vitamin và khoáng chất có trong các loại rau xanh và quả chín. Đây là nhóm thực phẩm quan trọng nhưng ít được các bà mẹ chú ý.
Khi trẻ không tăng cân cần đảm bảo đủ số bữa ăn cho trẻ. Trẻ từ 1-2 tuổi, ngoài sữa mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ ngày, trẻ từ 3-5 tuổi cần ăn 5-6 bữa/ngày. Đủ về số lượng, chất lượng mỗi bữa, thường xuyên thay đổi cách chế biến để trẻ có bữa ăn ngon miệng, đa dạng. Đồng thời, chăm sóc trẻ tốt hơn, quan tâm, gần gũi, tình cảm với trẻ để trẻ tiếp tục tăng cân, phòng ngừa suy dinh dưỡng.
Nếu chế độ ăn tốt mà trẻ vẫn không tăng cân cần nghĩ ngay đến việc trong 6 tháng lại đây, trẻ đã được uống thuốc tẩy giun hay chưa? Trẻ từ 24 tháng tuổi bắt đầu được uống thuốc tẩy giun đều đặn 2 lần/năm để phòng ngừa tình trạng mất chất dinh dưỡng, mất máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy, mắc các bệnh đường tiêu hóa hoặc mắc bệnh nào đó nhưng chưa nhận thấy khiến trẻ không những không tăng cần mà còn sút cần nhanh chóng. Chữa trị dứt điểm những bệnh trẻ mắc phải kết hợp chế độ ăn đảm bảo đủ chất, không kiêng khem thái quá.
Điều chỉnh chế độ ăn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển thể chất của trẻ.
Thu Hương
(Trung tâm TT-GDSK)
Suy giảm thính lực bẩm sinh tuy ít hơn so với suy giảm thính lực mắc phải, có biểu hiện ngay từ sau khi trẻ được sinh ra. Suy giảm thính lực bẩm sinh nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu không những về sự phát triển ngôn ngữ, mà còn đến sự phát triển trí tuệ, tính nết, nhân cách và khả năng giao tiếp của trẻ.
Dù nắm bắt khá rõ về quy trình tinh luyện dầu dừa thành dầu không mùi, nhưng để có được những thước phim làm chứng cứ, PV vẫn phải mất nhiều tháng “đột nhập” cơ sở Thái Thành...
Rất nhiều người đi làm ăn xa khỏi nơi đăng kí hộ khẩu thường trú có mang con theo băn khoăn không biết làm cách nào để con họ được cấp thẻ BHYT ở nơi cả gia đình đang sinh sống?
Bệnh viêm mũi dị ứng (VMDƯ) theo mùa. Đây là loại bệnh rất phổ biến ở nước ta cũng như ở các nước, ngày càng gặp nhiều do công nghiệp phát triển. Nguyên nhân là do sự quá mẫn cảm của niêm mạc mũi đối với các kích thích mà y học gọi là dị nguyên. Những dị nguyên hay gặp trong VMDƯ là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông súc vật, hóa chất…
(HBĐT) - Theo ông Lê Sơn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh, tai nạn thương tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân. Nó còn được hiểu là những tổn thương, đụng dập làm nạn nhân phải nghỉ lao động từ 1 ngày trở lên.
(HBĐT) - Ngày 5/10/2011, tại huyện Lương Sơn. Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã phối hợp với HPN huyện Lương Sơn tổ chức hội thảo tư vấn sức khoẻ, cách phòng một số bệnh thông thường và phát thuốc miễn phí cho 150 chị em phụ nữ xã Hoà Sơn, Lâm Sơn, thị trấn Lương Sơn và chị em nữ công khối Dân Đảng.