Rất nhiều người đi làm ăn xa khỏi nơi đăng kí hộ khẩu thường trú có mang con theo băn khoăn không biết làm cách nào để con họ được cấp thẻ BHYT ở nơi cả gia đình đang sinh sống?
Bạn đọc Vương Thu Huyền (nguoitienphong21@yahoo.com) chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi đi làm ở Hà Nội, mang theo con nhỏ 3 tuổi. Bé rất thiệt thòi, không được hưởng quyền lợi gì của chế độ BHYT của trẻ em. Vậy muốn nhận đựoc quyền khám bảo hiểm miễn phí cho cháu tôi phải làm gì?
Cũng giống như bạn Huyền là trường hợp của bạn nguyenmunggtvt@gmail.com. Bạn Mung có hai con trai sinh năm 2007 và 2009 đều sinh tại Hà Nội, nơi bố mẹ đang công tác. Tuy nhiên khi hỏi thủ tục làm thẻ BHYT cho con tại Hà Nội thì bị từ chối vì không có hộ khẩu. Chị cũng cất công về quê hỏi thủ tục làm thẻ BHYT cho con nhưng cũng bị từ chối vì cả hai bé đều không sinh ở quê nên không được cấp thẻ.
Về trường hợp là trẻ theo bố mẹ đi làm xa khỏi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú chưa được cấp thẻ BHYT, ông Nguyễn Minh Thảo hướng dẫn:
Bình thường, BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi được cấp theo địa phương nơi trẻ được đăng kí hộ khẩu thường trú. Nhưng nhiều cháu theo bố mẹ đi làm xa khỏi nơi cư trú, việc cấp theo hộ khẩu gốc sẽ rất bất tiện cho các cháu. Vì thế, khi đi đến một nơi nào đó sinh sống, cha mẹ cần ra công an phường để đăng kí hộ khẩu tạm trú dài hạn cho cả gia đình. Khi mang theo giấy đăng ký tạm trú dài ngày do công an cấp tới cơ quan BHXH tại địa bàn thì trẻ cũng sẽ được BHXH cấp thẻ BHYT tại nơi đang cư trú.
Về việc nhiều người băn khoăn đã đi đăng kí BHYT cho con tại phường, xã nhưng lâu được cấp thẻ, ông Thảo cho biết, một phần của việc cấp thẻ chậm, nhiều trẻ chưa được cấp thẻ do sự phối hợp các bộ ngành chưa thực sự nhịp nhàng. Vì quản lý, lập danh sách các cháu là Vụ trẻ em thuộc Bộ lao động, bên y tế lại chưa được giao. Hiện BHXH đang bàn bạc với các bên liên quan để chuyển chức năng lập danh sách các cháu để cấp thẻ BHYT cho bên y tế đảm nhiệm sẽ thuận lợi hơn. Bởi việc quản lý bắt đầu từ khi người mẹ mang thai, đi khám, rồi tiêm chủng… thì kể cả những cháu không có hộ khẩu vẫn được quản lý, việc cấp thẻ sẽ đầy đủ hơn.
Khi danh sách các cháu được BHYT xã phường lập xong sẽ lý sẽ chuyển danh sách này cho hệ thống BH để được in thẻ BHYT. Vì thế, để thuận lợi việc cấp thẻ được tiến hành theo đợt chứ không phát riêng lẻ.
Vì thế, với những trẻ em dưới 6 tuổi theo bố mẹ đi làm ăn xa khỏi nơi cư trú, để đảm bảo được quyền lợi về BHYT, bắt buộc bố mẹ phải ra công an phường để được hướng dẫn đăng kí tạm trú dài hạn. Vì chỉ khi có giấy chứng nhận đăng kí dài hạn này, cơ quan BH mới có cơ sở để cấp thẻ BHYT cho các em tại nơi đang sinh sống.
Theo Báo SKĐS
Đổ mồ hôi quá nhiều tại vùng nách, tay, chân... là triệu chứng không nguy hiểm nhưng thường khiến chủ nhân mất tự tin trong giao tiếp hoặc bỏ lỡ các cơ hội nghề nghiệp.
Ngồi lâu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá, tạo áp lực cho các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, còn dễ dẫn đến các chứng đau lưng, mỏi eo…Mách bạn 4 động tác nhỏ giúp giảm căng thẳng cho vùng lưng, làm giảm triệu chứng đau nhức.
(HBĐT) - Sau khi HĐND tỉnh, thông qua, ban hành Nghị quyết và UBND tỉnh ra Quyết định về việc không thu phí trông giữ xe tại các bệnh viện công trên địa bàn tỉnh, từ ngày 8/9/2011, BVĐK tỉnh đã ký hợp đồng với Công ty CP Tiến Thịnh tổ chức thực hiện. Chủ trương trên đi vào cuộc sống đã được cơ quan chủ quản, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, dư luận đồng tình và đánh giá cao, bởi đó thực sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nhất là với những đối tượng nghèo, người có thu nhập thấp.
(HBĐT) - Hưởng ứng thư kêu gọi ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em nhân Tháng hành động vì trẻ em, nhiều tổ chức, cá nhân đã nhiệt tình ủng hộ bằng nhiều hình thức: tiền mặt, hiện vật, sổ tiết kiệm.
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, tỷ số giới tính chênh lệch mạnh ở nhóm người giàu với tỉ lệ 112,9 bé trai/100 bé gái. Trong khi ở nhóm nghèo nhất (20% dân số), tỷ số giới tính khi sinh ở mức 105,2 trẻ trai/100 trẻ gái.
Loãng xương là bệnh lý diễn biến thầm lặng. Theo lý luận của y học cổ truyền, “thận chủ cốt”. Tỳ vị là nguồn để cung cấp tinh chất, khí huyết cho cơ thể. Do ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, chân tay và toàn thân ít vận động. Tỳ vị bị tổn hại, nhiệm vụ lớn lao của nó không hoàn thành được. Tinh huyết thiếu hụt làm cho xương khô tủy kém mà sinh ra bệnh. Đông y chia ra các thể lâm sàng như sau: