Sữa mẹ là thức ăn đầu tiên và tốt nhất đối với trẻ trong 6 tháng đầu, nhưng sau 6 tháng do trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn vì thế để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung (ăn sam hay ăn dặm).
Ăn bổ sung hợp lý là gì? Đó là cho trẻ ăn thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như bột, cháo, cơm, hoa quả, hợp lý theo thời điểm, hợp lý theo đúng độ tuổi, hợp lý về số lượng, chất lượng, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng và được chế biến theo đúng phương pháp.
Khi nào nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung?
Từ tháng thứ 6 trở lên do nhu cầu năng lượng cao hơn mà sữa mẹ không đủ cung cấp, vì vậy, ngoài sữa mẹ nên cho trẻ ăn bổ sung giúp trẻ phát triển, hoạt động tốt và khoẻ mạnh. Sau 6 tháng, hệ tiêu hoá của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện, để trẻ có thể tiêu hoá được một số loại thức ăn, vì thế thời điểm này thích hợp để cho trẻ ăn bổ sung.
Trẻ cần được ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. |
Do trẻ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu lớn và phát triển của cơ thể. Vì thế, thức ăn bổ sung của trẻ cần đảm bảo cung cấp năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng. Muốn vậy, mỗi bữa ăn bổ sung cần có 4 nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm chất đạm: nguồn động vật (thịt, cá, trứng, sữa…), nguồn thực vật (đậu, đỗ, vừng/mè, lạc/đậu phộng…).
- Nhóm chất bột: gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn…
- Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ.
- Nhóm cung cấp vitamin, chất khoáng: rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau dền, mồng tơi, rau cải... và các loại quả có màu vàng (đu đủ, xoài, hồng, chuối...).
Số lượng bữa ăn bổ sung:
- Số lượng bữa ăn và số lượng của mỗi bữa bổ sung của trẻ trong ngày tuỳ thuộc vào lứa tuổi.
- Trẻ 6 - 7 tháng: Bú mẹ là chính, bổ sung 1-2 bữa bột và nước quả.
- Trẻ 8 - 9 tháng: Bú mẹ, 2 - 3 bữa bột đặc, nước quả hoặc hoa quả nghiền.
- Trẻ 10 - 12 tháng: Bú mẹ, 3 - 4 bữa bột đặc hoặc cháo, hoa quả nghiền.
- Trẻ 1 - 2 tuổi : Bú mẹ, 3 bữa chính (cháo), 2 bữa phụ, hoa quả.
- Trẻ 2 - 3 tuổi: 3 bữa chính (cơm nát), 2 bữa phụ, hoa quả.
Trẻ trên 1 tuổi nếu không được bú mẹ, nên cho trẻ uống thêm 500ml sữa bò hoặc sữa đậu nành.
Từ 3 tuổi trở lên cho trẻ ăn cơm như người lớn nhưng phải được ưu tiên thức ăn (thức ăn nấu riêng) và cho ăn thêm 2 bữa phụ: cháo, phở, bún, súp, sữa.
Cách cho trẻ ăn:
Khi trẻ mới tập ăn bổ sung, trẻ cần được học “cách ăn”. Cách chăm sóc bữa ăn cho trẻ quan trọng là thái độ và thực hành của bà mẹ và người chăm sóc trẻ. Dạy trẻ học ăn bằng cách khuyến khích, kiên trì, giúp đỡ để tạo không khí ăn uống. Tránh không nên ép buộc trẻ ăn, gây không khí căng thẳng, ồn ào khi ăn.
Muốn biết trẻ đã được ăn uống đúng và đủ chưa, cần theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển hàng tháng, nếu trẻ lên cân đều đặn tương ứng với kênh A trên biểu đồ là trẻ đã được nuôi dưỡng tốt. Còn không lên cân hoặc tụt cân thì có thể trẻ bị bệnh hoặc nuôi dưỡng không đúng. Cần tìm nguyên nhân can thiệp sớm.
Bé lớn lên hàng ngày với sự thương yêu, nuôi dưỡng và chăm sóc của cha mẹ , người nuôi trẻ, với mong muốn “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai”, thì chúng ta cần quan tâm tới trẻ ngay từ bữa ăn đầu đời.
Theo Báo SKĐS
Người già, niêm mạc của ống tiêu hóa teo dần, thành biểu mô của niêm mạc miệng cũng mỏng hơn, lợi co rút lại, khiến khả năng nhai giảm nên dễ bị nghẹn, nhất là khi lơ đãng.
Những đứa trẻ khoẻ mạnh thông minh là hạnh phúc của mỗi gia đình. Để có được điều đó là cả một quá trình mà mỗi người phụ nữ, mỗi cặp vợ chồng cần phải trang bị những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng. Muốn con trẻ và mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, người phụ nữ cần có kiến thức về dinh dưỡng để con mình không bị mắc các bệnh có nguyên nhân do dinh dưỡng.
Mặc dù căn bệnh HIV/AIDS có xu hướng giảm cả về số người nhiễm, số bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS nhưng vẫn chưa đảm bảo tính bền vững mà vẫn tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ. Đó cũng chính là những khó khăn, thách thức đối với mục tiêu “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV” - chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2011.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Bùi Thị Phấn trú tại xóm Nau, xã Thu Phong (Cao Phong) hỏi về việc tính thời gian và mức sinh hoạt phí để hưởng trợ cấp BHXH một lần.
Nói đến đục thủy tinh thể, người ta thường nghĩ đó là bệnh hay gặp của người già. Ít ai biết rằng, nhiều em nhỏ vừa mới sinh ra đã mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu phát hiện và điều trị muộn thì khi lớn lên, dù được thay thủy tinh thể thì thị lực cũng rất kém. Vì thế, việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng để giữ thị lực cho trẻ. Thực tế nhiều trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em đã bị bỏ qua, chỉ được phát hiện một cách tình cờ nên việc khôi phục thị lực cho trẻ kém hiệu quả.
Trong những năm gần đây, việc thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khô mắt. Khô mắt còn xuất hiện ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, những người mắc bệnh tự miễn, thường xuyên đeo kính tiếp xúc, sau phẫu thuật lasik điều trị tật khúc xạ... Nhiều thư độc giả gửi SK&ĐS đã đề cập tới vấn đề này.