Mặc dù căn bệnh HIV/AIDS có xu hướng giảm cả về số người nhiễm, số bệnh nhân AIDS và tử vong do AIDS nhưng vẫn chưa đảm bảo tính bền vững mà vẫn tiềm ẩn những yếu tố nguy cơ bùng phát nếu chúng ta không có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ. Đó cũng chính là những khó khăn, thách thức đối với mục tiêu “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV” - chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2011.
Gia tăng lây nhiễm HIV qua đường tình dục
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, cả nước hiện có gần 200 nghìn người nhiễm HIV còn sống, trong đó có hơn 47 nghìn bệnh nhân AIDS và đã có hơn 51 nghìn người tử vong do HIV/AIDS, tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh miền núi như: Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên,… Tình hình HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn trong giai đoạn tập trung, chủ yếu ở nhóm có hành vi nguy cơ cao. Hình thái nguy cơ lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêm chích ma túy do dùng chung bơm kim tiêm, tuy nhiên tỷ lệ người nhiễm HIV lây qua đường tình dục đang tăng dần và chiếm tỷ lệ lớn hơn so với trước đây.
Một buổi sinh hoạt tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS của Hội Phụ nữ xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái. Ảnh: Q.Nga |
Riêng trong 9 tháng đầu năm 2011, lây truyền qua đường máu chiếm tỷ lệ cao nhất 48,5%, tiếp đến là tỷ lệ người nhiễm HIV lây qua đường tình dục chiếm 39,9%, tăng khoảng 9,5%. Tuy nhiên tỷ lệ này khác nhau ở các khu vực: ở các tỉnh miền Bắc (Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Hà Nội, Thanh Hóa) chủ yếu vẫn lây qua đường máu(26,3%), trong khi đó ở khu vực miền Nam l(Kiên Gian, An Giang, TP. Hồ CHí Minh, Đồng Tháp) lây truyền qua đường tình dục lại chiếm tỷ lệ cao hơn (24%).
Nhận thức của người dân còn chế
Do HIV có đặc thù là lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua các hành vi không an toàn nên việc phòng, tránh là vô cùng khó khăn. Hiện nay, nhận thức của người dân về phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế, còn một bộ phận không nhỏ người dân vẫn tiếp tục có hành vi nguy cơ cao, nhiều người nghiện chích ma túy vẫn dùng chung bơm kim tiêm, không ít phụ nữ bán dâm tiếp tục không dùng bao cao su khi hoạt động mại dâm…
Nhận thức của người dân, nhất là người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn rất hạn chế, ngay cả nhóm thanh, thiếu niên cũng chưa nhận thức đầy đủ về HIV/AIDS, chỉ có gần 50% hiểu đầy đủ về HIV. Nhận thức về HIV/AIDS trong nhóm đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt thấp dẫn đến gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong các đối tượng thanh, thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số nghiện chích ma túy, các đối tượng lao động thường xuyên di chuyển từ nông thôn, miền núi đến các thành phố lớn,… rất khó quản lý, tuyên truyền và triển khai các biện pháp phòng chống.
Theo Báo SKĐS
Gần đây có một số trường hợp tự mua thuốc Đông y về để chữa bệnh tay - chân - miệng (bôi hoặc uống) bằng một loại thuốc màu vàng đỏ hoặc hoàn viên… Kết quả đã bị ngộ độc và phải vào viện cấp cứu, có trường hợp đã tử vong.
(HBĐT) - Theo kết quả điều tra cơ bản đối tượng nghiện ma túy các xã, thị trấn năm 2011 của Công an huyện Mai Châu, tính đến nay, toàn huyện có 440 người nghiện ma túy, tăng thêm 202 người nghiện so với năm 2010.
Một số người có ý pha sữa đặc để trẻ bú lượng ít nhưng nhận được nhiều chất dinh dưỡng, hoặc có người lại pha loãng sữa để “mau tiêu”, hạn chế tiêu chảy… Thật ra tất cả những điều trên đều không đúng. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như nhà sản xuất sữa đã có những nghiên cứu rất kỹ về sản phẩm sữa sau khi được pha.
Đi tiểu là một nhu cầu hoàn toàn bình thường và thuộc chức năng sinh lý của con người. Ở người bình thường, ban ngày có thể đi tiểu vài ba lần và ban đêm gần như không đi tiểu mà ngủ một mạch từ tối cho tới sáng mới đi tiểu. Ở người cao tuổi (NCT), nhiều chức năng sinh lý có sự thay đổi đáng kể và sự thay đổi chức năng sinh lý ở NCT cũng tùy thuộc vào từng người khác nhau. Trong các loại chức năng sinh lý thay đổi đó thì chứng tiểu đêm ở NCT rất hay gặp.
Nhiều nghiên cứu cho biết 90% người nhiễm virút viêm gan B sẽ khỏi hoàn toàn trong 6 tháng, 10 % còn lại là người mang mầm bệnh không triệu chứng (người lành mang virút) hoặc có biểu hiện lâm sàng. Đối với người lành mang virút viêm gan B, việc tiêm vaccin không có tác dụng nhưng việc theo dõi sức khỏe định kỳ cũng như các chỉ số về gan rất quan trọng để đề phòng virút tái hoạt động.
Chấn thương và những va đập là những chuyện khó tránh trong cuộc sống. Phản ứng tất nhiên sau đó của cơ thể sẽ là giãn mạch và giải phóng nhiều chất trung gian hoá học của viêm để tạo nên ổ viêm ngăn “dày và chắc chắn” chặn hoàn toàn sự xâm nhập của mọi tác nhân bên ngoài. Cho dù cơ thể có bị nhiễm khuẩn hay không thì chúng ta vẫn đều phản ứng như vậy như là một công thức sẵn có.