Nhiễm khuẩn răng miệng là một vấn đề khá thường gặp. Nó không chỉ là bệnh lý của răng mà còn nhiều bệnh lý khác liên quan đến phần mềm như viêm quanh răng, viêm nướu, ổ áp-xe… Vậy dùng thuốc nào, lựa chọn kháng sinh hoặc phối hợp ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào dạng bệnh nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh.
Thuốc nào có thể dùng?
Căn cứ vào các loại vi khuẩn gây bệnh mà chúng ta có thể dùng các loại kháng sinh sau: amoxicillin, phenoxymethylpenicillin, metronidazol, erythromycin, doxycyclin, spiramycin. Trong đó, 3 thuốc amoxicillin, phenoxymethylpenicillin và doxycycline là những kháng sinh có phổ rất rộng, tức là có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn cùng một lúc.
Dùng thuốc chống nhiễm khuẩn răng miệng cho hiệu quả.
Amoxicillin và phenoxymethylpenicillin là hai kháng sinh thuộc nhóm beta lactam. Đây là dòng kháng sinh đa dụng và có hoạt tính diệt khuẩn tốt đồng thời cũng là dòng kháng sinh tương đối an toàn và ít có tác dụng phụ với người dùng. Hai kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt với vi khuẩn tụ cầu, liên cầu.
Kháng sinh tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gram (+) và các vi khuẩn tụ cầu liên cầu tương tự như amoxicillin là các kháng sinh spiramycin, erythromycin, doxycycline. Những kháng sinh này đều có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn cư trú ở vùng răng miệng và hầu họng. Chúng có tác dụng điều trị và dự phòng các bệnh răng miệng.
Trường hợp nếu người bệnh có nguy cơ dị ứng cao và bị dị ứng với các kháng sinh dòng beta lactam thì chúng ta có thể dùng kháng sinh dòng doxycycline. Doxycycline là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin nên có sức mạnh tiêu diệt được cả vi khuẩn gram (-) và gram (+). Nó hết sức nhạy cảm với vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn đường ruột nên khá hữu dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng.
Thuộc nhóm tetracyclin nhưng doxycycline có ưu điểm đặc biệt hơn là nó không gây nhiễm độc gan mạnh cho người dùng nên khá an toàn. Nó là kháng sinh được lựa chọn thay thế trong trường hợp người dùng bị dị ứng với amoxicillin. Điều lưu ý cực kỳ quan trọng ở đây chỉ là biến cố làm hỏng men răng ở những răng non, do đó không dùng thuốc với trẻ em.
Nếu chúng ta không có hai kháng sinh trên thì việc dùng spiramycin và erythromycin thay thế là một biện pháp có thể chấp nhận được. Chỉ có hai lưu ý ở đây là không nên dùng erythromycin nếu như người bệnh đang bị tiền đình, người cao tuổi, người có vấn đề về thận. Người hay bị đầy bụng, khó tiêu cũng không nên dùng kháng sinh này vì chúng gây trướng bụng vô cùng khó chịu. Nếu người bệnh là người hay bị kích ứng dạ dày, hay buồn nôn cũng không nên dùng vì erythromycin có thể gây buồn nôn.
Kháng sinh đáng lưu ý cuối cùng là metronidazol. Đây là kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn kỵ khí đặc biệt mạnh. Thường thì người ta hay phối hợp metronidazol với spiramycin thành một loại biệt dược có tên là rodogyl. Loại thuốc này rất nổi tiếng và hay được dùng trong lâm sàng răng miệng.
Và những lưu ý
Trước khi dùng kháng sinh cần kiểm tra tình trạng nhiễm trùng răng miệng tại chỗ của người bệnh. Nếu như ổ nhiễm khuẩn có màng bao phủ, có mủ, có bọc thì điều tốt nhất bạn nên làm là chích ổ mủ đó ra và dẫn lưu chảy ra ngoài. Làm được điều này là bạn đã trực tiếp thải bỏ một lượng vô cùng lớn vi khuẩn gây nhiễm trùng tại chỗ. Sau đó chỉ cần dùng một đợt kháng sinh ngắn ngày là có thể lành bệnh.
Khi dùng các kháng sinh phổ rộng bạn cần lưu ý là nó làm giảm nồng độ thuốc tránh thai dạng viên uống dài ngày. Vì thế mà trong trường hợp dùng cả hai loại thuốc này, bạn cần dùng bao cao su tránh thai thêm 7 ngày kể từ khi dừng điều trị kháng sinh.
Khi dùng kháng sinh nhưng nếu thấy bệnh không tiến triển, răng vẫn đau như cũ, miệng lưỡi vẫn loét không liền, nướu răng sưng phồng lên thì tốt nhất cần đến bác sĩ khám lại.
Không giống như nhiễm khuẩn nội tạng, cần đòi hỏi dùng kháng sinh kéo dài, với nhiễm khuẩn răng miệng chúng ta chỉ cần dùng một liệu trình khoảng 5 ngày với các bệnh thông thường là đủ. Bạn hoàn toàn yên tâm là bệnh đã được điều trị đủ.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Bệnh “ma ngứa” hay “ma ám” là cách mà trước đây nhiều người mê tín ở xã Mường Chiềng (Đà Bắc) gọi những người bị lở loét da với những vết loét rộng, sâu. Gần như suốt cả ngày họ phải chống chọi với sự đau đớn và lũ ruồi nhặng, kiến cứ bâu đến. Không ít người tỏ thái độ xa lánh, kỳ thị. Tuy nhiên, từ năm 2008, nhờ sự phối hợp nghiên cứu, giúp đỡ của các đơn vị y tế T.Ư và tỉnh, đặc biệt là Viện Da liễu quốc gia, Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh (PCBXH), căn bệnh này bước đầu đã được giải mã. Sự kỳ thị dần được đẩy lùi, nhiều tổ chức, cá nhân đã cùng chung tay giúp đỡ.
(HBĐT) - Tối 8/12, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội) phối hợp với Huyện đoàn Đà Bắc tổ chức giao lưu văn nghệ và tặng quà nhân dân xã Trung Thành (Đà Bắc). Trên 200 người dân trên địa bàn đã đến xem và cổ vũ cho đêm giao lưu.
(HBĐT) - Ngày 9/12, tại thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), Công ty BHNT Prudential Việt Nam đã tổ chức lễ khai trương văn phòng giao dịch tại huyện Tân Lạc. Đến dự và chia vui có ông Vũ Trung Thông, Bí thư Đảng uỷ, Trưởng đại diện Prudential khu vực Tây Bắc, Đông Bắc; lãnh đạo huyện Tân Lạc, một số xã và gần 300 khách hàng trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 756.372 đối tượng tham gia BHXH, BHYT, đạt tỷ lệ 93,3%. Từ đầu năm đến nay, tổng số tiền thu BHXH, BHYT đạt 866,9 tỷ đồng. Ngành bảo hiểm đã đảm bảo nguồn kinh phí chi trả BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp với số tiền 1.129,6 tỷ đồng; giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT cho 21.561 lượt người; theo dõi quản lý 28.968 đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm thường xuyên hàng tháng.
(HBĐT) - Mới 8 giờ sáng ở tầng hai khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện đa khoa tỉnh) có khá nhiều bệnh nhân đến khám bệnh và xin cấp phát thuốc. 10 giờ bệnh nhân đến ít dần, lúc này, tôi nhìn rõ cử chỉ nhẹ nhàng, coi bệnh nhân như người thân của hai nữ bác sĩ. Bác sĩ chuyên khoa cấp I Nguyễn Thị Thành, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới giới thiệu tôi làm quen với bác sĩ chuyên khoa cấp I Nguyễn Phương Hoa, phó khoa. Tôi được bác sĩ Hoa đưa đi thăm các phòng bệnh nhân. Bệnh nhân ở tầng hai phần lớn là bệnh viêm gan, sốt vi rút, viêm màng não do liên cầu lợn.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Bộ Y tế, thời gian gần đây, tại nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp người bị chuột cắn. Trong đó, tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận 1 trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút Hanta. Bệnh nhân nhập viện ngày 17/10 trong tình trạng sốt cao, sau đó có biểu hiện suy thận. Điều tra dịch tễ tại khu vực bệnh nhân sinh sống thấy có nhiều chuột. Trong đó đã có những con chuột cống mang virút Hanta. Trước tình hình đó, ngày 29/11, Cục YTDP (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1359/ yêu cầu Trung tâm YTDP 63 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm virút Hanta từ chuột sang người.