Buông hô hấp, khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tập trung đông bệnh nhi điều trị.

Buông hô hấp, khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tập trung đông bệnh nhi điều trị.

(HBĐT) - Có mặt tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và một số phòng khám tư nhân trên địa bàn TP. Hòa Bình, chúng tôi ghi nhận được tình hình gia tăng số lượng bệnh nhân trong thời điểm giao mùa. Kiểu hình thái khí hậu thay đổi nhanh, đan xen, chênh lệch khá lớn trong cùng một ngày đã làm cho vi rút phát triển mạnh và sức chống đỡ của cơ thể yếu đi. Nhiều loại bệnh xuất hiện, trong đó, chủ yếu là bệnh liên quan đến hô hấp.

 

Buồng hô hấp, khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thời điểm cuối tháng 9 không một giường trống. Trưởng khoa Đinh Thị Diệu cho biết: Giai đoạn này trung bình mỗi ngày có từ 50 – 70 bệnh nhi đến khám và khoảng 100 cháu phải nằm điều trị. Trong đó, số ca bệnh chủ yếu là bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi… Trẻ em dễ mắc hơn người lớn vì sức đề kháng của các cháu còn yếu.

 

Chị Nguyễn Thị Hoa ở tổ 22, phường Tân Thịnh (TPHB) chia sẻ: Chị có con gái 2 tuổi. Con bị ho nhiều, sốt cao, sợ bị co giật nên gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị. Các bác sĩ kết luận cháu bị viêm phế quản phổi, viêm họng. Chị đành phải xin nghỉ làm để ở nhà chăm con. Hễ đến cơ quan, mấy người có con nhỏ cứ hỏi thăm nhau chuyện con ốm. Đáng lưu ý là có một số trường hợp con ho, sốt tự điều trị ở nhà không khỏi khi diễn biến viêm phổi khá nặng, thở khò khè mới đưa đến bệnh viện điều trị. Hiểu biết của không ít cha mẹ chưa đầy đủ, nhiều biện pháp phòng bệnh đơn giản nhưng chưa được áp dụng đúng cách. Khi con bị ốm, cha mẹ tự đi mua thuốc uống cho con uống mà không thuyên giảm.

 

Đồng chí  Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: hàng năm, vào thời điểm giao mùa từ thu sang đông thường ghi nhận gia tăng các ca bệnh như cúm, thủy đậu, sởi, rubela, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng. Năm nay lại gia tăng thêm số ca bệnh đau mắt đỏ. Trong 8 tháng qua, hệ thống giám sát đã ghi nhận 9.546 ca mắc cúm, 48 ca nghi sởi, 303 ca quai bị, 15 ca bệnh do vi rút Andeno, 3.614 ca tiêu chảy, 401 ca thuỷ đậu, 14 ca lỵ trực trùng, 53 ca lỵ amip, 1 ca viêm não vi rút, 43 ca viêm gan VR, 212 ca sốt rét… Bệnh tay-chân-miệng từ cuối tháng 8 đến nay cũng tăng số ca mắc. Tính đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận trên 1.000 ca mắc tại 11 huyện, thành phố.

 

Trước tình hình bệnh trong thời điểm giao mùa có xu hướng tăng ca, Trung tâm YTDP tỉnh chỉ đạo hệ thống YTDP các huyện, thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống. Tập trung xử lý dứt điểm các ổ dịch tay-chân-miệng đang diễn biến. Tăng cường giám sát các trường hợp sốt phát ban, lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân và điều tra phiếu dịch tễ. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức phòng, chống bệnh cho người dân và cộng đồng.

 

Theo đồng chí Mai Đức Sỡi, để phòng bệnh khi thời tiết giao mùa đối với trẻ cần tăng cường ủ ấm cơ thể. Khi đi ra ngoài đường cần mặc quần, áo dài tay, đội mũ, đeo khẩu trang. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, tăng cường dinh dưỡng để tạo sức đề kháng tốt. Vệ sinh mũi hàng ngày bằng dung dịch natri clorit 0,9%. Khi thấy những dấu hiệu bất thường như sốt, ho, sổ mũi nhiều nên đưa đến bác sĩ để kịp thời điều trị. Không nên tự mua thuốc điều trị cho con. Nếu điều trị không đúng có thể gây biến chứng, làm bệnh trầm trọng hơn, nhờn thuốc kháng sinh và ảnh hướng tới sức khoẻ, tinh thần sau này của trẻ. Hiện nay, ngành Y tế đã triển khai sử dụng sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em, các bậc cha mẹ nên ghi đầy đủ thông tin vào sổ và khi đi khám mang theo để bác sĩ tham khảo cho lần điều trị mới. Ngoài ra, đối với người dân nói chung nên uống đủ lượng nước. Bổ sung vitamin C để ngăn ngừa cảm cúm; ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm, vitamin A. Thêm tỏi vào bữa ăn gia đình. Đồng thời, chăm sóc tốt răng miệng, ngủ đúng giờ, đủ giấc, tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt.

 

 

                                                                 Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục