Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình.

Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình.

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 59 năm ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2014), phóng viên Báo Hòa Bình trao đổi với đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế về những kết quả nổi bật ngành Y tế đạt được và những trọng tâm công tác năm 2014.

 

P.V: Thưa đồng chí, năm 2013, ngành Y tế tỉnh đã đạt được kết quả nổi bật gì trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân?

 

Đồng chí Trần Quang Khánh: Năm 2013, ngành Y tế gặp những khó khăn như: thiếu nhân lực chất lượng cao; một số đơn vị chuyên môn, trạm y tế xã thiếu cơ sở vật chất... Tuy nhiên, toàn ngành đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nổi bật là đã kiểm soát tốt các dịch bệnh. Tổ chức giám sát, phát hiện, kịp thời bao vây dập dịch, không để dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Các chương trình mục tiêu quốc gia: phòng - chống sốt rét; tiêm chủng mở rộng; HIV/ AIDS; lao, tâm thần, da liễu và các bệnh không lây nhiễm đạt kết quả đề ra. Tình hình sốt rét tạm thời ổn định, không có bệnh nhân sốt rét nặng ác tính. Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, duy trì loại trừ uốn ván sơ sinh. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 95,1%. Tích  cực, chủ động đẩy mạnh hoạt động truyền thông thay đổi hành vi phòng- chống HIV/AIDS; triển khai thêm 1 điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại huyện Mai Châu. Nhận thức của nhân dân về các bệnh không lây nhiễm được nâng cao với 35 lớp tập huấn cho gần 1.000 cán bộ y tế và tổ chức truyền thông, đánh giá kiến thức thái độ hành vi của người dân. Các cơ sở điều trị thực hiện tốt quy chế thường trực cấp cứu 24/24h; chú trọng thực hiện quy tắc ứng xử cho CB, NV; tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học vào chẩn đoán, điều trị, giảm chuyển tuyến, chi phí cho người bệnh. Trong năm, các đơn vị đã khám bệnh cho 820.000lượt người; điều trị nội trú 112.000lượt người; công suất sử dụng giường bệnh 120%.

 

Ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch quản lý chất thải y tế; chỉ thị nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; chỉ thị về việc triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Kết quả đã giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh xuống còn 107 trẻ trai/100 trẻ gái, bước đầu kiểm soát được bệnh tan máu bẩm sinh. Ngành đã mở lớp đào tạo chuyên khoa cấp II chuyên ngành y tế công cộng tại tỉnh nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao hiện đang thiếu. Tổ chức thành công đấu thầu mua thuốc tập trung cho các đơn vị KCB. Thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo quản lý cho 4 đơn vị trực thuộc theo đề án của tỉnh.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những nhiệm vụ chính của ngành Y tế trong năm 2014?

 

Đồng chí Trần Quang Khánh: Năm 2014, ngành tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ KCB và phục hồi chức năng, giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao phủ y tế toàn dân kết hợp với phát triển y tế chuyên sâu, y tế ngoài công lập. Hiện đại hóa và phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại. Nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh hợp lý; tăng khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ CSSKSS có chất lượng. Kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách phát triển KT-XH của các cấp, ngành. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng, chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực vùng cao, sâu và một số chuyên khoa. Chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao, điều chỉnh cân đối cơ cấu ngạch chuyên môn trong các đơn vị và trong toàn ngành hợp lý. Phát triển BHYT toàn dân. Điều chỉnh, phân bổ và sử dụng nguồn tài chính y tế có hiệu quả, giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe. Bảo đảm cung ứng thuốc, vắcxin, sinh phẩm y tế, máu, trang thiết bị y tế có chất lượng, giá cả hợp lý. Quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị y tế an toàn và hiệu quả. Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh CCHC y tế; phát triển hệ thống thông tin ngành. Tăng cường thanh-kiểm tra, giám sát các đơn vị trong ngành và hệ thống y, dược tư nhân.  

 

PV: Thưa đồng chí, giải pháp để ngành Y tế đạt được mục tiêu đề ra là gì?

 

Đồng chí Trần Quang Khánh: Ngành sẽ tham mưu ban hành các văn bản về quy hoạch phát triển hệ thống ngành đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; đề án thành lập Bệnh viện chuyên khoa Sản-nhi, thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, thu hút nguồn nhân lực trình độ cao và chương trình hành động về công tác vệ sinh môi trường. Tiếp tục kiện toàn, củng cố, hoàn thiện hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến cơ sở, YTDP. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trinh đô chuyên khoa sâu. ân phiên cán bộ từ tuyến tỉnh về tuyến huyện và tuyến huyện về tuyến xã để nâng cao chất lượng điều trị, chuyển giao kỹ thuật. Thực hiện tốt công tác giám sát dịch tễ, phát hiện sớm, kịp thời bao vây dập dịch. Triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, kết quả cao hơn năm 2013. Duy trì công tác phòng, chống, quản lý các bệnh không nhiễm trùng. Thực hiện công bằng, hiệu quả trong tiếp cận, sử dụng các dịch vụ KCB và chính sách KCB miễn phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Ứng dụng KHKT tiên tiến vào chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Quản lý chặt việc kê đơn, sử dụng, chống lạm dụng thuốc, xét nghiệm, kỹ thuật cao gây tốn kém cho người bệnh.

 

PV: Xin cảm ơn đồng chí! 

 

                                                                      

 

                                                               Cẩm Lệ (thực hiện)

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục