Dự án nhà ở xã hội do Công ty CP thương mại Dạ Hợp làm chủ đầu tư tại trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) đang được triển khai xây dựng.

Dự án nhà ở xã hội do Công ty CP thương mại Dạ Hợp làm chủ đầu tư tại trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) đang được triển khai xây dựng.

(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, dự án nhà ở xã hội do Công ty CP thương mại Dạ Hợp đang gấp rút triển khai xây dựng khu vực bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình) thu hút sự quan tâm của nhiều người có nhu cầu về nhà ở trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Theo đó, nhiều người cho rằng không thích hợp, còn nhiều người đến đăng ký, làm thủ tục mua nhà và lựa trọn căn hộ.

 

Dự án Nhà ở xã hội Dạ Hợp tại khu vực phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình được gấp rút triển khai xây dựng với quy mô cao 12 tầng, gồm 220 căn hộ rộng từ 42 - 69,95 m2; diện tích sàn tầng hầm 1.898 m2; diện tích sàn thương mại 1.452 m2. các căn hộ tùy thuộc vào diện tích có giá bán từ 330 triệu đến trên 550 triệu đồng/căn hộ.

 

Theo bà Vũ Thị Hợp, Giám đốc Công ty CP thương mại Dạ Hợp, chủ đầu tư dự án, từ đầu tháng 4, Công ty đã mở bán đợt 1 căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội. Tính đến nay, hàng chục người có nhu cầu đến đăng ký và nộp tiền đặt cọc với mức thu ban đầu là 50 triệu đồng. Công ty sẽ hoàn tất thủ tục và triển khai trình các cơ quan chức năng trong thời gian sớm nhất đảm bảo quyền lợi cho người đăng ký mua nhà ở xã hội. Cũng theo bà Vũ Thị Hợp, phấn đấu đến cuối năm 2014, Công ty sẽ hoàn thiện xong toàn bộ cơ sở hạ tầng dự án, đảm bảo cho người mua nhà ở xã hội được sử dụng trước Tết Nguyên đán 2015.

 

Tìm hiểu về nhu cầu mua nhà ở xã hội trên địa bàn, một số người còn đắn đo cho rằng việc mua nhà ở xã hội hiện nay là không hợp lý với lập luận nếu có vài trăm triệu đồng có thể mua được một mảnh đất nào đó, sau đó làm nhà ở tạm xem chừng tiện hơn. Tuy nhiên, theo cách tính này thì một hộ gia đình phải có từ 500 -  700 triệu đồng mới có đủ khả năng.

 

Theo anh Nguyễn Văn Tuấn ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) - một trong số những người đã nộp tiền đặt cọc mua nhà ở xã hội cho rằng, với giá khoảng 8,6 triệu đồng/m2, Nhà nước cho nộp tiền gốc trước 20%, tính ra vào khoảng trên dưới 100 triệu đồng, số tiền còn lại ngân hàng sẽ cho vay, tính lãi từ 5 - 6%/năm. Cùng với trả gốc và lãi trong vòng 15 năm xem ra hợp lý với hoàn cảnh kinh tế cũng như điều kiện về nhu cầu nhà ở.

 

Ngoài ra, nhu cầu về nhà ở xã hội, nhất là khu vực thành phố cũng được nhiều cán bộ, công chức đang làm việc trên địa bàn quan tâm. Chị Hà, một cán bộ thuộc một cơ quan trên địa bàn khi được hỏi cho biết, do hoàn cảnh gia đình cách xa nơi làm việc lại ở cùng nhà bố mẹ nên nghe tin mở bán nhà ở xã hội đã đến đăng ký làm thủ tục để được mua trong đợt đầu. Cũng theo chị Hà, nhiều người vì hoàn cảnh nhà một nơi, công tác một nơi nên vay mượn bạn bè, người quen để có chỗ ở lâu dài.

 

Một số người có nhu cầu mua nhà ở xã hội cho rằng, trên địa bàn thành phố Hòa Bình hiện có một dự án duy nhất. Hơn nữa, dự án này cũng chỉ có trên 200 căn hộ. Nếu gia đình nào có nhu cầu về nhà ở  kinh tế eo hẹp có thể mua sẽ hợp lý. Nhiều khả năng khi khu nhà đã kín người đăng ký, rất khó cho người thu nhập thấp tính toán việc tìm nhà với giá cả phải chăng tại đây. Thực tế cũng mở hướng cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại các khu đô thị trong thời gian tới để kịp thời đáp ứng  nhu cầu người tiêu dùng có thu nhập thấp. 

 

 

 

                                                                       Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục