Các bác sỹ phòng khám ngoại trú người lớn, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh lấy máu làm xét nghiệm cho bệnh nhân có nhu cầu.

Các bác sỹ phòng khám ngoại trú người lớn, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh lấy máu làm xét nghiệm cho bệnh nhân có nhu cầu.

(HBĐT) - “Hiện nay nhiều bệnh nhân sinh sống trên địa bàn tỉnh lại chọn điều trị ở những cơ sở y tế ngoại tỉnh như: Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định... Và ngược lại, tại phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh có đến trên 10% bệnh nhân đến từ các tỉnh lân cận như: Phú Thọ, Sơn La, Hải Dương... Thực tế đó phản ánh rất rõ ràng tâm lý còn nhiều e dè của người nhiễm "H", đòi hỏi đội ngũ y, bác sỹ, các cơ quan liên quan cần nỗ lực hơn nữa để phòng khám ngoại trú gần hơn với người nhiễm HIV/AIDS” - Bác sỹ Nguyễn Thị Thành, Trưởng phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chia sẻ.

 

Tháng 9/2005, phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh được thành lập với sự tài trợ của Dự án Life- Gap nhằm góp phần làm giảm lây nhiễm HIV, cải thiện chất lượng cuộc sống của người có "H". Phòng khám hiện có 14 y, bác sỹ làm công tác tư vấn, điều trị và 100% đều được tập huấn về công tác điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS do Bộ Y tế tổ chức. Sau gần 9 năm đi vào hoạt động, phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã khám, điều trị cho trên 1.200 bệnh nhân, trong đó có trên 570 bệnh nhận hiện đang điều trị bằng thuốc ARV. 100% bệnh nhân đến khám, điều trị tại khoa đều được hướng dẫn tận tình, thường xuyên được chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, được khám sức khỏe, cấp thuốc định kỳ, đúng phác đồ và hoàn toàn miễn phí. Đáng chú ý, cho đến nay, 90% bệnh nhân đến khoa điều trị sức khoẻ đã hồi phục bình thường, tỷ lệ tử vong rất nhỏ, dưới 3%, tập trung chủ yếu là những bệnh nhân đến khám, điều trị quá muộn hoặc không tuân thủ theo phác đồ điều trị.

 

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số những người bị nhiễm HIV/AIDS mang nặng tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc với những người quen biết. Do đó, họ thường tìm đến các cơ sở y tế cách xa địa bàn mình sinh sống để điều trị, hoặc điều trị "chui". Điều này hiện đang gây khó cho công tác quản lý, điều trị và cho chính người bệnh. Bởi chỉ có nguồn thuốc tại phòng khám là luôn ổn định và cũng chỉ ở đây bệnh nhân mới được điều trị, theo dõi theo quy trình chuẩn. Với những bệnh nhân điều trị ở cơ sở y tế tư nhân, đội ngũ y, bác sỹ ở đó không được tập huấn dẫn đến trong quá trình điều trị bằng thuốc ARV bệnh nhân có thể gặp nhiều phản ứng phụ, chi phí điều trị tốn kém (khoảng gần 2 triệu đồng mỗi tháng) và quan trọng nhất là dễ xảy ra tình trạng kháng thuốc.

 

Để khắc phục tình trạng nhiều bệnh nhân e dè, muốn giấu bệnh mà không đến điều trị hoặc điều trị “chui”, đội ngũ y, bác sỹ và đặc biệt là các nhân viên hỗ trợ điều trị (là những người có “H”) đã và đang nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp cận đối tượng có nguy cơ cao vận động họ đến khám, xét nghiệm và điều trị bệnh sớm nhằm can thiệp, giảm lây nhiễm trong cộng đồng. Tại phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn bố trí đội ngũ y, bác sỹ túc trực 8/8 tiếng giờ hành chính và trong suốt 5 ngày làm việc mỗi tuần nhằm đảm bảo cung cấp đủ, đúng liều lượng thuốc ARV cho người bệnh.

 

Bác sỹ Nguyễn Thị Thành cho biết: Chắc chắn để phòng khám ngoại trú gần hơn với người nhiễm HIV/AIDS, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn, căn cơ hơn của không chỉ đội ngũ y, bác sỹ, đội ngũ cộng tác viên… mà còn của chính quyền, các cơ quan liên quan nhằm thay đổi nhận thức cho người có “H”. Tuy nhiên, có một thực tế chúng tôi muốn nhấn mạnh, đó là: nếu muốn giữ lại cơ hội sống, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám, điều trị càng sớm càng tốt. Tại phòng khám ngoại trú, khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh chúng tôi cam kết mọi thông tin của người bệnh sẽ được bảo mật tuyệt đối".

 

 

 

                                                                               Y.H

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Đức Hinh, TUV, Bí thư Huyện ủy Cao Phong tặng quà gia đình bà Bùi Thị Nhủn, vợ liệt sỹ ở xã Nam Phong.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tặng quà cho mẹ Nguyễn Thị Bì, xã Mông Hoá (Kỳ Sơn).
Thay mặt lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, Đại tá Nguyễn Quốc Bảo, Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh tặng quà cho các đối tượng chính sách tại 4 xã vùng cao huyện Đà Bắc.

Sàn giao dịch việc làm huyện Cao Phong - cầu nối giữa người lao động và người tuyển dụng

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Ngọc Vân, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Để giải quyết tốt bài toán về nghề nghiệp và việc làm cho lao động, đồng thời góp phần thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương, trung bình mỗi năm, huyện cần giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 lao động và đào tạo nghề cho khoảng 1.300 người. Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, huyện đã thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động theo kế hoạch đề ra. Trong đó, Sàn giao dịch việc làm được tổ chức hàng năm là địa chỉ tin cậy để nhiều lao động tìm kiếm việc làm phù hợp cho bản thân, tăng thu nhập cho người lao động.

Điều tra cung, cầu lao động - cơ sở hoạch định chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực

(HBĐT)- Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ -TB&XH, Trưởng BCĐ điều tra thu thập, xử lý thông tin biến động cung lao động và điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động năm 2014 (gọi tắt là BCĐ điều tra cung cầu lao động) cho biết: Theo kế hoạch, đến ngày 30/7 sẽ hoàn thành việc điều tra cung - cầu lao động trên địa bàn toàn tỉnh. Mục đích của cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin cơ bản, chính xác sự biến động về thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp làm cơ sở hoạch định chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của cung - cầu lao động.

Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

(HBĐT) - Năm 2013, tỷ số giới tính khi sinh của huyện Lạc Thủy chỉ ở mức 99,6 bé trai/100 bé gái, tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ngành dân số, 6 tháng đầu năm, tỷ số giới tính khi sinh đã lên đến 116/100.

Thực hiện tốt chính sách với người có công

(HBĐT) - Chúng tôi đến huyện Kỳ Sơn vào trung tuần tháng 7. Những ngày này, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện có nhiều hoạt động chăm sóc người có công (NCC) và tri ân gia đình thương binh - liệt sỹ bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực. Cùng cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện, chúng tôi đến thăm xã Hợp Thịnh - một trong những địa bàn thực hiện tốt công tác chăm sóc NCC.

Huyện đoàn Kim Bôi phát động chương trình tình nguyện hè năm 2014

(HBĐT) - Vừa qua, tại xóm Nuông Hạ, xã Nuông Dăm, Huyện đoàn Kim Bôi đã tổ chức phát động chương trình tình nguyện hè năm 2014.

Tiêm phòng dịch bệnh cho trên 19.000 con gia súc

(HBĐT) - Theo Trạm Thú y huyện Yên Thuỷ, hiện tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn là 547.172 con, tăng 52,25% so với cùng kỳ, chủ yếu tăng đàn trâu, bò, dê và gia cầm; có 2 trang trại nuôi gia cầm qui mô lớn đi vào sản xuất ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục