Bác sỹ phòng khám ngoại trú nhi, khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tăng cường các hoạt động khám rà soát, sàng lọc trẻ nhiễm “H” trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Bác sỹ phòng khám ngoại trú nhi, khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tăng cường các hoạt động khám rà soát, sàng lọc trẻ nhiễm “H” trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

(HBĐT) - Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh rất đặc biệt ở xã Thu Phong (Cao Phong), chưa đầy 3 tuổi, Bùi Thanh T. được phát hiện mang trong mình căn bệnh thế kỷ khi bố, mẹ chết vì nghiện chích ma túy.

 

Sống trong vòng tay cưu mang của ông, bà ngoại đã già, nhận thức về bệnh còn nhiều hạn chế nên sau khi bố mẹ mất nửa năm, thông qua cán bộ chuyên trách về HIV/AIDS, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, em được đến khám, chữa tại khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khi thể trạng đã có nhiều biểu hiện xấu. “3 năm tuân thủ phác đồ điều trị, uống thuốc ARV đủ, đúng liều quy định, đến nay, nhìn vào những chuyển biến tích cực về sức khỏe của cậu bé này, có lẽ ít ai tin rằng lúc mới nhập viện tỷ lệ CD4 giảm xuống rất thấp, dưới 20 tế bào/mm3 (trong khi tỷ lệ này của một người bình thường là từ 500- 1.200 tế bào/mm3)”. Bác sỹ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết.

 

Được sự tài trợ của tổ chức Life Gap, năm 2009, phòng khám ngoại trú nhi, (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được tách ra hoạt động độc lập, từ đó, nơi đây được xem là địa chỉ tin cậy, nơi sẻ chia với mọi bệnh nhi nhiễm “H”. Một đội ngũ gồm 2 bác sỹ, 1 y tá của phòng khám vừa làm nhiệm vụ khám, xét nghiệm, cấp thuốc...,  vừa phải sẵn sàng tư vấn tâm lý cho trẻ nhiễm HIV khi cần bằng thái độ ân cần, chân thành, niềm nở. Họ túc trực 8 tiếng mỗi ngày, đảm bảo phục vụ mọi bệnh nhi đến điều trị. Sau 5 năm hoạt động, phòng khám đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận như: việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được triển khai có hiệu quả, trên 95% trẻ sinh ra từ những bà mẹ nhiễm HIV, chấp hành tốt phác đồ điều trị có kết quả âm tính với “H”; hiện có trên 40 trẻ có hồ sơ điều trị tại khoa, trong đó có khoảng 30 trường hợp đang điều trị bằng ARV có sức khỏe tốt; chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhi nào tử vong do nhiễm HIV; đảm bảo 100%  trường hợp tham gia chương trình dự phòng lây truyền mẹ con được cấp bơm kim tiêm, chi phí đi lại, làm các xét nghiệm và cấp sữa hoàn toàn miễn phí...  Tuy nhiên, cũng theo bác sỹ Đinh Thị Diệu, những nỗ lực, kết quả thực tế đó dường như chưa đủ bởi vẫn nhiều người thân của các bệnh nhi chưa nhận thức đầy đủ về bệnh hoặc do tâm lý e dè, mặc cảm đã giấu bệnh, ngăn cản các em đến điều trị tại phòng khám gây không ít khó khăn cho công tác điều trị. Minh chứng cho điều đó là có nhiều em dù đến điều trị nhưng chỉ biết tuân thủ dùng thuốc. Cái khó chỉ nảy sinh khi các em bước vào giai đoạn từ 12- 15 tuổi, nhận thức về việc mình bị bệnh gì? Tại sao phải dùng thuốc?... luôn thường trực trong các em. Vấn đề đặt ra với các y, bác sỹ của phòng khám là làm sao để các em biết được tình trạng bệnh nhưng không bị xáo trộn tâm lý và vẫn chấp hành tốt uống thuốc, tránh tình trạng bỏ thuốc làm tăng yếu tố gây kháng thuốc xảy ra hoặc nhiều trường hợp, các em còn quá nhỏ, hiệu quả điều trị khi đó phụ thuộc hoàn toàn vào sự hợp tác từ phía gia đình nhưng không ít trường hợp người thân hạn chế về nhận thức. Do đó hiện tượng “mất dấu” hoặc bỏ mặc tình trạng bệnh của các em là những trường hợp không hiếm gặp khi tiếp xúc với những gia đình có trẻ nhiễm “H”.

 

Bác sĩ Đinh Thị Diệu chia sẻ: 5 năm đi vào hoạt động cũng là từng ấy thời gian chúng tôi liên kết, phối hợp chặt chẽ, mật thiết với phòng khám ngoại trú người lớn, khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) và Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc  Sơn nhằm rà soát, phát hiện trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao, vận động gia đình đưa các cháu đến điều trị sớm, song những nỗ lực đó vẫn là sẽ là muối bỏ bể nếu không có sự hợp tác, đồng thuận từ phía gia đình. Chúng tôi muốn nhắn nhủ với mọi gia đình có trẻ nhiễm “H” rằng, cùng với chính sách bảo mật tuyệt đối về thông tin, giáo dục các em các biện pháp phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng... trẻ nhiễm “H” vẫn ngày ngày được đến trường, được học tập, vui chơi với các bạn cùng trang lứa. Không ít em dù đã biết tình trạng bệnh vẫn luôn lạc quan, yêu đời, giành kết quả tốt trong học tập. Mong rằng các gia đình đừng tước đi cơ hội sống của các em vì những định kiến của chính bản thân mình.

     

 

 

                                                                               H.Y

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục