Bác sĩ Trung tâm YTDP tỉnh khám sàng lọc và tư vấn cách phòng bệnh cho người dân.

Bác sĩ Trung tâm YTDP tỉnh khám sàng lọc và tư vấn cách phòng bệnh cho người dân.

(HBĐT) - Bệnh Ebola (bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm nhóm A có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 90%.

 

Bệnh đang bùng phát mạnh tại 4 quốc gia Tây Phi: Guinea, Liberia, Nigeria, Sierra Leone. Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 22/8 đã ghi nhận 2.615 trường hợp mắc bệnh, trong đó 1.427 người tử vong. Đặc biệt có hơn 200 cán bộ y tế bị lây bệnh, 1 bệnh nhân là công dân Tây Ban Nha tử vong. Người bệnh có triệu chứng sốt cao kéo dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc, xuất huyết phủ tạng. Thể nặng điển hình thường có tổn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não; có thể biến chứng suy đa phủ tạng, tràn dịch màng phổi, sốc. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.

 

Trước những diễn biến nguy hiểm của bệnh, Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp do vi rút Ebola trên toàn cầu. Tại nước ta, Bộ Y tế cho biết hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh Ebola. Tuy nhiên, Bộ nhận định, nước ta có nguy cơ bị dịch xâm nhập cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống. Nguy cơ cao bệnh có thể xâm nhập thông qua khách du lịch, người lao động về từ các quốc gia vùng Tây Phi hoặc hành khách nhập cảnh có thời gian ở, đi qua các quốc gia này. Đã có một số hành khách là công dân Nigeria nhập cảnh Việt Nam và hành khách Việt Nam trở về từ Liberia được theo dõi y tế sát sao. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 1392 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh Ebola vào Việt Nam. Đồng thời, chủ động ứng phó có hiệu quả, ít thiệt hại nhất khi dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.  

 

Để giảm thiểu tác động của bệnh Ebola tại Hòa Bình, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch hành động phòng, chống dịch trình UBND tỉnh phê duyệt. Mục tiêu nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Kế hoạch được phân theo 3 tình huống: chưa ghi nhận ca bệnh; xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào tỉnh; dịch lây lan trong cộng đồng. Với mỗi tình huống có các giải pháp xử lý khác nhau, sát với tình hình thực tế. Như vậy, hiện tỉnh ta đang ở trong tình huống 1 (chưa ghi nhận ca bệnh). Trong thời điểm này, công tác chỉ đạo, kiểm tra tập trung tăng cường hoạt động của BCĐ phòng, chống dịch bệnh các cấp. Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch. Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương. Tổ chức các đoàn hướng dẫn giám sát, thu dung, điều trị, xử lý ổ dịch tại các địa phương. Trong công tác giám sát, dự phòng, tăng cường giám sát phát hiện tại các vùng giáp ranh, thực hiện kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để cách ly kịp thời. Xây dựng các hướng dẫn phòng, chống bệnh trong các cơ sở điều trị. Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm y tế, vật tư để xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút Ebola và trang thiết bị xét nghiệm, phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế. Tập huấn các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu. Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch theo tình hình dịch. Tập huấn cho cán bộ tham gia phòng, chống dịch cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật. Thường xuyên đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp. Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý ổ dịch. Trong công tác điều trị, các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị  phòng hộ cho cán bộ y tế, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân. Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo. Nghiên cứu sử dụng các thuốc kháng vi rút phù hợp, hiệu quả. Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu. Trong công tác hậu cần, rà soát tình hình thuốc, vật tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác giám sát, xứ lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; xây dựng kế hoạch sửa chữa, bổ sung và phê duyệt. Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra. Trong hoạt động truyền thông, xây dựng các thông điệp khuyến cáo phòng, chống dịch tại cơ sở điều trị, cộng đồng. Truyền tải các khuyến cáo tới các đoàn du lịch, người lao động đến vùng có dịch Ebola. Kịp thời cung cấp thông tin để người dân không chủ quan nhưng cũng không hoang mang và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

 

                                                                                       

 

                                                                 Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục